Tham vọng hạ nhiệt thị trường bất động sản, Trung Quốc sẵn sàng trả giá đắt

Thứ tư, 17/11/2021 13:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lao dốc xuống mức tương đương hồi năm 1990 khi chính phủ nước này siết chặt kiểm soát đối với lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, rất có thể Bắc Kinh sẽ còn có những động thái mạnh tay hơn nữa.

Theo Bloomberg, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trở về mức tương đương với hơn 30 năm về trước chính là cái giá mà chính quyền Bắc Kinh chấp nhận, nhằm giảm phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản.

tham vong ha nhiet thi truong bat dong san trung quoc san sang tra gia dat hinh 1

Danh sách các sản phẩm bất động sản rao bán được dán trước một văn phòng môi giới nhà đất ở Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg.

Giới quan sát dự đoán, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với lĩnh vực bất động sản trong năm 2022, và thậm chí còn hơn thế nữa. Các ngân hàng như Goldman Sachs Group Inc., Nomura Holdings Inc. và Barclays Plc đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc.

Các nhà quan sát nhận định chính quyền Bắc Kinh đang rất nghiêm túc khi tuyên bố rằng khác với các đợt suy thoái trước đây, họ sẽ ngừng sử dụng lĩnh vực bất động sản để kích thích nền kinh tế.

“Phình quá to”

tham vong ha nhiet thi truong bat dong san trung quoc san sang tra gia dat hinh 2

Bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Các quan chức Bắc Kinh cho rằng nguồn cung nhà ở dư thừa chính là mối đe dọa lớn đối với ổn định nền kinh tế. Họ bày tỏ mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào những lĩnh vực như sản xuất công nghệ cao, thay vì nhà đất như trước đây.

“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng lĩnh vực bất động sản đã phình quá to”, nhà kinh tế Chen Long thuộc công ty tư vấn Plenum, Bắc Kinh, bình luận.

Ông Rob Subbaraman, nhà kinh tế trưởng của Nomura, dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ 7,1% trong năm nay xuống 4,3% vào năm 2022. “Điều đó có thể làm giảm tăng trưởng GDP thế giới khoảng 0,5 điểm phần trăm. Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để có được sự ổn định lâu dài hơn”, ông Subbaraman nhận định.

Tiêu dùng sụt giảm cũng là một thách thức khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Với chiến lược “Zero-Covid” của chính quyền Bắc Kinh, các hạn chế nghiêm ngặt đã khiến người tiêu dùng e ngại, nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa.

“Nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược ‘Zero-Covid’, hoặc lĩnh vực bất động sản giảm sâu hơn, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể giảm xuống 4%”, ông Tao Wang, nhà kinh tế trưởng tại UBS AG, cảnh báo.

Còn theo nhà kinh tế Mark Williams tại Capital Economics, ước tính có tới 30 triệu bất động sản chưa có người mua tại Trung Quốc, tương đương với nơi ở của khoảng 80 triệu người, xấp xỉ dân số của Đức.

Trên hết, khoảng 100 triệu căn hộ được khách màng mua nhưng không được sử dụng, theo ước tính của Capital Economics. Tại Trung Quốc, những dự án trên thường được gọi là “thị trấn ma”.

Mạnh tay kiểm soát

Bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, ngành này đã giúp Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Các hoạt động xây dựng đã góp phần vào sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc sau đại dịch. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản bắt đầu chao đảo sau khi Bắc Kinh liên tục siết chặt việc cho vay. Những nhà phát triển bất động sản nợ nần như China Evergrande trượt tới bờ vực sụp đổ.

Phần lớn nguồn tiền của các nhà phát triển bất động sản đến từ việc bán trước căn hộ cho khách hàng. Song, khi hoạt động cho vay thế chấp bị thắt chặt, sự bi quan lan tràn khắp thị trường, doanh số bán nhà giảm sâu.

Theo Rosealea Yao, chuyên gia kinh tế của Gavekal Dragonomics, thông báo mới nhất của Bắc Kinh về việc thử nghiệm đánh thuế bất động sản có thể ảnh hưởng nặng nề hơn nữa tới tâm lý người mua nhà.

Do đó, giới chuyên gia dự báo số lượng nhà ở mới sẽ sụt giảm 10% trong năm tới. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn lo ngại rủi ro bất ổn xã hội, nếu như những tập đoàn nợ nần không thể sớm hoàn thành các dự án nhà ở và bàn giao đúng hạn cho khách hàng.

Vì vậy, giới chức Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiến độ hoàn thành các dự án đang bị đình trệ. Điều đó có nghĩa là tổng đầu tư vào bất động sản có khả năng vẫn tăng trong năm tới, bất chấp doanh số bán nhà sụt giảm.

Morgan Stanley dự báo tăng trưởng đầu tư bất động sản ở mức 2% trong năm tới, giảm mạnh so với tỷ lệ trước đại dịch 8%. Trong khi đó, hãng UBS dự báo mức giảm 5%.

Theo số liệu mới nhất được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, giá nhà tại Trung Quốc tiếp tục có những dấu hiệu tiêu cực. Cụ thể, giá nhà mới ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải trong tháng 10 tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, lao dốc 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước.

Theo phân tích của Goldman Sachs, giá nhà tại 70 thành phố của Trung Quốc sụt 0,8% so với tháng trước đó. “Giá nhà ở các thành phố cấp 1 và cấp 2 vẫn tiếp tục tăng, nhưng giá nhà tại các thành phố cấp thấp đều sụt giảm.”

Theo ông Logan Wright, nhà kinh tế của Rhodium Group, nếu Bắc Kinh mạnh tay xử lý tình trạng mất cân bằng trên thị trường bất động sản, họ sẽ yêu cầu các hoạt động xây dựng chậm lại trong nhiều năm.

“Điều này chắc chắn làm tăng trưởng kinh tế giảm tốc do sự phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản”, ông Wright nhấn mạnh.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được 'phong độ'

Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được "phong độ"

(CLO) Lãi suất thấp, pháp lý được tháo gỡ và nhiều yếu tố khác đã và đang giúp thị trường bất động sản hồi phục.

Bất động sản