Tháng Sáu về miền ví giặm

Thứ ba, 23/06/2020 11:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh, 120 cây viết khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh đã tổ chức cuộc gặp gỡ văn chương mang tên “Về miền ví giặm”.

Về miền ví giặm - Cuộc gặp gỡ văn chương của những cây viết Nghệ An - Hà Tĩnh.

Về miền ví giặm - Cuộc gặp gỡ văn chương của những cây viết Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bất chấp nắng lửa miền Trung tháng Sáu, “Về miền ví giặm” đã quy tụ được hơn 120 cây viết, đều là thành viên của nhóm Quán Chiêu Văn – một nhóm văn chương quy tụ 25 nghìn thành viên trong và ngoài nước.

Tại cuộc gặp gỡ, ngoài việc thưởng thức các làn điệu dân ca, ví giặm, các ca khúc mang âm hưởng dân ca; nghe các nghệ sĩ ngâm thơ, kể chuyện… các thành viên còn được nghe Ban quản trị báo cáo hoạt động năm 2019, nửa đầu năm 2020, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên cũng đã được Ban tổ chức ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, sự yêu mến văn chương, sự trân quý nhau trong cộng đồng cầm bút, cùng hướng về những giá trị cao đẹp của văn chương thi phú.

Ban tổ chức tặng hoa Ban quản trị Quán Chiêu Văn. Ảnh: Gió Lào.

Ban tổ chức tặng hoa Ban quản trị Quán Chiêu Văn. Ảnh: Gió Lào.

Nhà văn, nhà báo Trịnh Đình Nghi – người sáng lập nhóm Quán Chiêu Văn – chia sẻ: “Đây là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát trriển mạnh mẽ của diễn đàn Quán Chiêu Văn trên khắp cả nước. Các địa phương – nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh hôm nay – đã làm rất tốt. Cách thức tổ chức, xây dựng chương trình khoa học, hiệu quả, thiết thực và sinh động, tạo nên sức thu hút và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng những người yêu mến văn chương, góp phần tích cực vào sự phát triển của Quán”.

Tuy chỉ là một diễn đàn văn chương online với thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng những gì mà Quán Chiêu Văn thể hiện trong suốt thời gian qua đã để lại dấu ấn sâu sắc. Giúp các cây viết – nhất là lực lượng sáng tác trẻ - có “đất” dụng võ; có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những bậc đàn anh trong văn giới. Đồng thời kết nối ngày một rộng thêm vòng tay thân ái, nghĩa tình; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho những người yêu mến văn thơ trên khắp cả nước và nước ngoài.

Trên bến Giang Đình. Ảnh: Gió Lào.

Trên bến Giang Đình. Ảnh: Gió Lào.

Tại cuộc gặp gỡ “Về miền ví giặm”, ông Phan Tấn Linh - Bí thư huyện ủy Nghi Xuân, Hà Tĩnh cũng đã vui mừng tặng các thành viên tham dự “Truyện Kiều” như một cử chỉ đẹp để ghi dấu về một vùng đất danh nhân văn hóa, địa linh nhân kiệt.

Ban tổ chức cũng rất “khéo” khi chọn bến Giang Đình, bờ nam sông Lam, làm nơi tổ chức cuộc gặp gỡ giao lưu các thành viên Quán Chiêu Văn khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh.  Nghi Xuân là miền “địa linh nhân kiệt”. Nơi có danh thắng núi Hồng Lĩnh – chứa đựng nhiều huyền thoại, truyền thuyết kỳ bí - được khắc vào “Bách khoa thư” Cửu đỉnh đặt ở Đại Nội (Kinh thành Huế) vào năm 1836.

Nghi Xuân còn nổi tiếng với “Nghi Xuân bát cảnh” (8 cảnh đẹp ở Nghi Xuân) và nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn như Khu du lịch sinh thái Đức Đường, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Đền thờ Tướng công Nguyễn Công Trứ, Homestay Phong Giang, Bến Giang Đình, Khu du lịch biển Xuân Thành…

Đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân, nhà khoa bảng nổi tiếng như Đại thi hào Nguyễn Du; Nhà thơ Nguyễn Công Trứ - vị quan có công khai phá, lập nên 2 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Nguyễn Công Trứ còn được biết đến là người đưa ca trù về Hà Tĩnh, sáng tác nhiều bài thơ theo thể hát nói để các cô đầu thể hiện trên chiếu ca trù; Danh tướng Nguyễn Xí – công thần khai quốc thời Hậu Lê; Đại tư đồ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (cha đẻ Nguyễn Du); Nhà thơ Nguyễn Hành – một trong “An Nam ngũ tuyệt”; Nhà sử học Trần Trọng Kim;… Thời nay có Nghệ sĩ Nhân dân Đào Mộng Long; Giáo sư, Nhà Khảo cổ học Hà Văn Tấn; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, v.v…

Cuộc gặp gỡ văn chương đã quy tụ 120 tay viết của khu vực Bắc miền Trung. Ảnh: Gió Lào.

Cuộc gặp gỡ văn chương đã quy tụ 120 tay viết của khu vực Bắc miền Trung. Ảnh: Gió Lào.

Bến Giang Đình là một địa danh nổi tiếng ở Nghi Xuân đã đi vào bao áng thi ca, nhạc họa. Nơi một thời sầm uất trên bến dưới thuyền, giao thương tấp nập. Sách xưa chép rằng vào năm Tân Mão (1771), Tể tướng Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm về quê Tiên Điền trí sĩ, quan lại phủ huyện địa phương đã sức dân dựng cái Giang Đình trên bến sông để đón rước ngài trở về. Kể từ đấy, bến sông này được đổi tên thành bến Giang Đình. Những năm gần đây, Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Song Ngư Sơn đã xin cấp phép đầu tư phục dựng lại bến Giang Đình, đồng thời mua sắm du thuyền đặt tên là Giang Đình Cổ Độ để phục vụ khách du lịch. Tạo dựng cảnh quan nơi đây trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Có thể nói rằng miền “đất học, quê thơ” này là nơi chốn “đắc địa” để tổ chức gặp gỡ, giao lưu, nhất là với những văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ, những người yêu mến văn chương, nghệ thuật.

Tử Hưng

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa