Thanh Hoá: Mua bán trái phép hoá đơn, 27 đối tượng gây thất thoát thuế Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng

Thứ sáu, 30/07/2021 22:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 30/7, tin từ Cơ quan CSĐT Công an Thanh Hoá cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ và khởi tố 27 bị can trong đường dây mua bán hóa đơn, gây thiệt hại tiền thuế của Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

Lực lượng chức năng đã phá thành công chuyên án đường dây mua bán hóa đơn gây thất thoát hàng tỷ đồng. Ảnh: CATH

Lực lượng chức năng đã phá thành công chuyên án đường dây mua bán hóa đơn gây thất thoát hàng tỷ đồng. Ảnh: CATH

Theo tài liệu thu thập của cơ quan CA trong quá trình điều tra cho thấy, ngày 30/5/2021 dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng và chức vụ Công an thành phố Thanh Hoá đã phá Chuyên án T421, bắt giữ 8 đối tượng gồm: Hoàng Thị Hạnh, sinh năm 1967; Hoàng Thị Ánh, sinh năm 1971; Trần Đình Hiếu, sinh năm 1990; Phạm Thị Yến, sinh năm 1976 đều ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa; Hoàng Thị Von, sinh năm 1990 ở phường Quảng Hưng; Lê Thị Phương, sinh năm 1985 ở phường Đông Hải; Dương Thị Diệu Hà, sinh năm 1981 ở phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa và Lê Huy Sơn, sinh năm 1966 ở xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa trong đường dây thành lập hàng chục công ty “ma” để mua bán trái phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng lớn nhất từ trước đến nay, thu lời bất chính trên 200 tỷ đồng.

Khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an thành phố Thanh Hóa đã thu giữ 10 thùng hóa đơn, chứng từ, 8 máy tính, 8 điện thoại di động, 17 con dấu của hơn 10 công ty “ma”, 550 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều tang vật có liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn thuế GTGT. Đồng thời, lực lượng Công an thành phố cũng tiến hành phong tỏa 8 tài khoản tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng Hoàng Thị Hạnh trước đây là chủ một doanh nghiệp. Sau đó làm ăn thua lỗ, Hạnh tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, từ tháng 8/2020, Hoàng Thị Hạnh đã cùng đồng bọn thành lập hàng loạt Công ty như: Công ty TNHH thương mại vận tải 56 có địa chỉ ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn; Công ty TNHH DVTM tổng hợp Phong Thủy có địa chỉ ở phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa; Công ty TNHH MTV Anh Khánh có địa chỉ ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa... để phát hành và bán gần 5.000 chứng từ, hóa đơn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với tổng lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn là hơn 1.000 tỷ đồng và thu lời bất chính hơn 200 tỷ đồng.

Hằng tháng, hằng quý, nhóm đối tượng này vẫn làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế, đầy đủ các giấy tờ như hợp đồng kinh tế, hợp đồng nguyên tắc, phiếu thu - chi để tránh cơ quan thuế kiểm tra nhưng thực chất là toàn giấy tờ khống. Các đối tượng không đến ngân hàng thực hiện giao dịch trực tiếp mà ủy quyền cho kế toán hoặc người khác, ký mạo danh chữ ký giám đốc...

Mua bán trái phép hoá đơn, 27 đối tượng gây thất thoát thuế Nhà nước hơn 200 tỷ đồng

Mua bán trái phép hoá đơn, 27 đối tượng gây thất thoát thuế Nhà nước hơn 200 tỷ đồng

Quá trình điều tra xác minh hoạt động của các Công ty do Hạnh và đồng bọn lập ra, Công an thành phố Thanh Hóa xác định các Công ty này từ khi thành lập (tháng 8/2020) không có hoạt động kinh doanh thực tế, không có nhà kho, bến bãi, phương tiện sản xuất, nhân công lao động phục vụ cho việc kinh doanh. Bản thân các đối tượng vừa là giám đốc, vừa là kế toán, thông qua các mối quan hệ xã hội để tìm khách hàng và bán hóa đơn cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu mua hóa đơn để kê khai báo cáo thuế, xuất hóa đơn GTGT không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo với giá giao động từ 2-8% giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trong hóa đơn.

Đấu tranh mở rộng Chuyên án, đến thời điểm này, Công an thành phố Thanh Hóa đã điều tra, khởi tố và bắt giữ thêm 19 đối tượng khác trong đường dây mua bán hóa đơn “khủng” này, nâng tổng số bị can bị khởi tố điều tra là 27 đối tượng, trong đó có nhiều người là Giám đốc các doanh nghiệp có tên tuổi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo thống kê ban đầu, 14 công ty “ma” trong đường dây mua bán hóa đơn thuế GTTGT “khủng” này đã phát hành hơn 15 nghìn số hóa đơn cho khoảng 1 nghìn doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành khác trên địa bàn cả nước như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…với tổng số tiền giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng.

Thủ đoạn của các đối tượng phạm tội mua bán hóa đơn khá tinh vi như: mượn giấy tờ như CMND, CCCD, hợp đồng thuê nhà…của người thân trong gia đình, bạn bè, chủ cho thuê nhà để thành lập, đứng tên Giám đốc, kế toán, để đăng ký thành lập doanh nghiệp; tự ký tên Giám đốc, kế toán rồi đăng ký chữ ký với cơ quan chức năng hoặc tìm cách mua lại Công ty phá sản, Công ty đã tạm dừng hoạt động nhưng có mã số thuế tồn tại trên hệ thống từ 3 năm trở lên rồi làm thủ tục mua bán lại Công ty, sang tên để hoạt động trở lại nhưng thực tế là mua bán hóa đơn.

Tạo chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt, các đối tượng mạo danh chủ doanh nghiệp lập, ký hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng để chuyển khoản, tạo chứng từ thanh toán cho số hóa đơn mua, bán trái phép có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Hợp lý hóa hóa hồ sơ, chứng từ như hợp đồng kinh tế, ủy nhiệm chi, chứng từ ngân hàng gần như là đầy đủ không phát hiện được hành vi mua bán hóa đơn, tìm mọi lý do để che dấu vết tại ngân hàng, thuê người khác rút tiền, chuyển tiền tại ngân hàng, thường xuyên thay đổi số điện thoại hoặc liên lạc qua mạng xã hội nên rất khó cho công tác phát hiện…

Kết quả đấu tranh chuyên án T421, bắt giữ và khởi tố 27 bị can trong đường dây mua bán hóa đơn của Công an Thanh Hóa đã đánh đúng, đánh trúng và giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội. Từ năm 2019 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 11 vụ án, 29 bị can phạm tội mua bán hóa đơn và đây có thể nói là vụ án mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất từ trước đến nay. Quá trình điều tra, nhận thấy các đối tượng hoạt động phạm tội trong thời gian dài, thành lập nhiều doanh nghiệp, thất thoát số tiền thuế của Nhà nước lớn... Nguyên nhân của các vụ việc này là do nhu cầu về hóa đơn của các doanh nghiệp rất lớn. Các đơn vị chọn cách mua hóa đơn để hạch toán cân đối giữa thuế đầu vào và thuế đầu ra, hạn chế số thuế GTGT phải nộp, hợp thức hóa quá trình sản xuất kinh doanh có gian lận, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thi công xây lắp công trình, vận tải..

Hành vi này không chỉ gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, mà còn tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, đến môi trường kinh doanh chung và tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Qua các vụ án cho thấy, hệ thống quản lý tài chính, thuế cần phải được hoàn thiện chặt chẽ hơn để bịt kín những kẽ hở, lỗ hổng, không để các đối tượng lợi dụng để vi phạm.

Mặt khác, cần phải tăng chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm này, để tạo sự răn đe nghiêm khắc hơn. Cần tăng cường sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế và hoạt động doanh nghiệp, phải quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến quá trình hoạt động, tăng cường việc kiểm tra, giám sát, nhất là việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp hoạt động đúng quy định và có nhiều đóng góp cho xã hội.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Lào Cai: Thuê nhân viên nữ phục vụ quán karaoke và hành nghề mại dâm

Lào Cai: Thuê nhân viên nữ phục vụ quán karaoke và hành nghề mại dâm

(CLO) Do hám lợi, tháng 12/2023 bị cáo Hoàng Thị Thuý có thuê 3 nhân viên nữ đến làm ở các quán hát karaoke, công việc là rót bia, bấm bài hát và bán dâm.

Vụ án
Triệt phá đường dây tội phạm rửa tiền, chuyển tiền trái phép quy mô lớn

Triệt phá đường dây tội phạm rửa tiền, chuyển tiền trái phép quy mô lớn

(CLO) Ngày 27/4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh thông tin, vừa triệt phá một đường rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với quy mô lớn.

Vụ án
Công an cảnh báo 'bẫy' rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an cảnh báo "bẫy" rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

(CLO) Theo Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi.

Vụ án
Bắt khẩn cấp đối tượng 'nổ' cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt khẩn cấp đối tượng "nổ" cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(CLO) Để "đánh bóng”, tạo niềm tin, uy tín với các cá nhân, tổ chức, Trần Hữu Minh đã "nổ" là cán bộ Bộ Quốc phòng với cấp bậc Đại tá, hưởng lương Thiếu tướng và là Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng; cán bộ Văn phòng Chính phủ; cán bộ Thanh tra Chính phủ,…

Vụ án
Triệt phá đường dây buôn ma túy liên tỉnh, thu giữ nhiều súng đạn

Triệt phá đường dây buôn ma túy liên tỉnh, thu giữ nhiều súng đạn

(CLO) Lê Huy Quỳnh trực tiếp mua ma túy từ Hà Nội về, sau đó chia nhỏ để tiêu thụ tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Mọi giao dịch mua, bán thông qua các trang mạng xã hội. Sau khi giao dịch hoàn thành, các đối tượng xóa mọi thông tin liên lạc.

Vụ án