Thanh Hóa: Nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng tại nơi được mệnh danh là “Đà Lạt của xứ Thanh”.

Thứ ba, 18/12/2018 07:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa tổ chức công bố kết quả khai quật khảo cổ học địa điểm núi Am Các.

Chùa Am Các thuộc xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, nơi được ví như “Đà Lạt của xứ Thanh”. Rất nhiều hiện vật quý đã được phát hiện, là cơ sở để địa phương xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, danh thắng.

Chùa Am Các là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2013. Chùa tọa lạc trên sườn Đông núi Các, ngọn núi được kiến tạo bằng đá trầm tích, có độ cao gần 500m so với mặt nước biển. Phong cảnh thiên nhiên khu vực núi Các, chùa Am Các còn giữ được vẻ hoang sơ, địa hình đa dạng với rừng cây, hồ nước, núi đồi, khí hậu quanh năm mát mẻ. Vào những ngày trời trong xanh, từ núi Am Các có thể phóng tầm mắt nhìn thấy đảo Hòn Mê. Cảnh sắc, di tích và khí hậu nơi đây được ví như “Đà Lạt của xứ Thanh”.

Báo Công luận
Khu vực Am Các là một vùng non nước hữu tình

Mặc dù có di tích đã được xếp hạng cùng phong cảnh hoang sơ, kỳ vỹ nhưng thắng cảnh Am Các vẫn chưa được khảo sát, nghiên cứu, đầu tư bài bản. Trải qua mưa nắng thời gian và những biến thiên của lịch sử, nhiều hạng mục của di tích Am Các chỉ còn phế tích. Các công trình hiện có như chùa Hạ, phủ, hệ thống đường giao thông đều được sư trụ trì huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng mới.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, tra cứu trong các thư tịch cổ, chỉ có thông tin về núi Am Các mà không thấy nhắc đến chùa Am Các. Di tích này vì thế vẫn là một bí ẩn lịch sử cần nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc để có phương án bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.

Sau khi được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch, tháng 8/2018, Đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tiến hành khai quật khảo khổ học tại khu vực chùa và núi Am Các trên diện tích 523m2, chia làm 4 hố khai quật và 2 hố thám sát. Đây là một trong những nội dung của đề tài khoa học: “Nghiên cứu giá trị lịch sử - văn hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn, tôn tạo phát huy di tích chùa Am Các trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa” do PGS.TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch làm chủ nhiệm. 

Báo cáo kết quả sơ bộ ban đầu của đoàn khai quật cho biết: Trên diện tích hơn 500m2, sau 50 ngày làm việc, đoàn khai quật đã phát hiện được 7 di tích kiến trúc, 3 lò nung gạch ngói. Di tích kiến trúc bao gồm: Kè đá, bó nền kiến trúc bằng đá và nền kiến trúc. Di tích lò nung bào gồm: lò nung gạch và lò nung ngói. Về di vật: số lượng di vật nhiều nhất được phát hiện là vật liệu xây dựng và trang trí kiến trúc như gạch, ngói, đá, tượng, phù điêu rồng, đầu đao. Đồ gia dụng được phát hiện không nhiều bằng chất liệu gốm, sành, đất nung…

Báo Công luận
 PGS.TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội nghị.

Khảo sát, phân tích của PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết thêm: các di tích, di vật phát hiện tại các hố khai quật, thám sát đều ở vị trí các dấu tích nền móng phế tích của chùa Am Các xưa. Đây là cơ sở để xác định vị trí, hình dung về một cụm công trình kiến trúc Phật Giáo tại Am Các từ xa xưa. Nhiều khả năng, Am Các xưa là một ngôi chùa bao gồm các tòa ngang dãy dọc, quy mô lớn, có bộ mái với những đầu đao cong vút, mềm mại, các phù điêu, tượng rồng, diềm mái khắc chìm nhiều đồ án hoa văn… là một trong những trung tâm tôn giáo lớn ở khu vực phía nam Thanh Hóa.

Qua kết quả khai quật, thám sát, bước đầu các nhà khoa học chia các giai đoạn hình thành và phát triển của khu di tích danh thắng Am Các thành 2 thời kỳ: thời kỳ nhà Trần, thế kỷ 14 và thời Lê Trung hưng, thế kỷ 18, các hiện vật thời Lê sơ khá mờ nhạt.

Báo Công luận
  Một số hiện vật được phát hiện tại khu vực danh thắng Am Các.

Tại buổi công bố kết quả sơ bộ do Viện Nghiên cứu Kinh thành và Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức ngày 16/12, các nhà khoa học đã đề xuất tỉnh Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia tiếp tục quan tâm để mở tiếp một đợt khai quật thứ 2 nhằm đánh giá đầy đủ hơn giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích danh thắng Am Các. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để địa phương lập quy hoạch chi tiết, từ đó kêu gọi đầu tư, trùng tu tôn tạo, xây dựng mới các công trình kiến trúc phật giáo đúng với các giá trị văn hóa vốn có của nó.

Được biết, hiện tại tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý về chủ trương cho một doanh nghiệp khảo sát, lập quy hoạch khu vực núi Am Các để phát triển du lịch sinh thái. PGS. TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: tới đây, một đoàn cán bộ nghiên cứu sẽ đi Trung Quốc tra cứu thư tịch cổ để xác định chính xác niên đại và các giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng khác của Am Các. Trên cơ sở đó, sẽ đề xuất các giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích.

Quang Duy

          

Tin khác

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

(CLO) Vào đầu tháng 5, những cây hoa bằng lăng trên các con phố tại Hà Nội lại đua nhau bung nở khoe sắc tím rực rỡ, mang lại vẻ đẹp nên thơ cho Thủ đô vào những ngày đầu mùa Hè.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa