Tăng cường nội lực- Phát triển bền vững

Thành phố Hà Nội: Động lực cho phát triển bền vững

Thứ sáu, 03/01/2020 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện đang phát triển “nóng” theo chiều rộng, vì thế, Hà Nội cần thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm khơi thông nguồn lực, thế mạnh với vị thế của Thủ đô. Và để phát triển kinh tế bền vững, vấn đề “tăng trưởng xanh” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện đang phát triển “nóng” theo chiều rộng, vì thế, Hà Nội cần thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm khơi thông nguồn lực, thế mạnh để xứng đáng với vai trò, vị thế là Thủ đô của cả nước. (Ảnh minh họa)

Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện đang phát triển “nóng” theo chiều rộng, vì thế, Hà Nội cần thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm khơi thông nguồn lực, thế mạnh để xứng đáng với vai trò, vị thế là Thủ đô của cả nước. (Ảnh minh họa)

Khẳng định vị thế của Thủ đô

Việc mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây, 4 xã tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) về Hà Nội, đã đặt dấu mốc lịch sử, mở ra một chương mới cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Cùng với đó, Hà Nội có thêm những tiềm năng, điều kiện để thực hiện cơ cấu lại không gian kinh tế - xã hội, gia tăng nguồn lực về kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo nền tảng để phát triển đồng bộ, toàn diện hơn.

Với vị thế là trung tâm kinh tế của phía Bắc, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, dân số ở Thủ đô Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng. Hà Nội trở thành thành phố đa sắc màu về văn hóa, các loại hình kinh tế phát triển mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đối ngoại được mở rộng.

Để khẳng định vị thế, hình ảnh về một Thủ đô năng động và thân thiện, trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã tích cực hợp tác với các địa phương trong cả nước theo tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”. Theo đó, Thủ đô liên tiếp tổ chức nhiều đoàn công tác tới các tỉnh bạn để chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị, Nông thôn mới… Từ các hội nghị, nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại - công nghiệp, nông nghiệp - phát triển nông thôn, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường... giữa Hà Nội và các địa phương đã được ký, triển khai.

Đặc biệt, 30 năm sau khi Hà Nội chính thức mở cửa thị trường (năm 1989), Thủ đô đã đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ những dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Kể từ những ngày đầu “chập chững” mở cửa thu hút đầu tư, cho đến nay, Hà Nội luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI, và được các doanh nghiệp FDI lựa chọn.

Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Để có được sức hấp dẫn đó, cũng như nhận được niềm tin yêu của các nhà đầu tư nước ngoài, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc Hà Nội là đầu mối giao thông thuận lợi với sân bay quốc tế; cơ sở hạ tầng với hệ thống các đường cao tốc, kết nối các cảng biển quốc tế; hạ tầng các khu công nghiệp hoàn thiện với nguồn nhân lực chất lượng cao… thì Thủ đô còn có một bộ máy chính trị hoạt động ổn định, cởi mở và có nhiều chính sách thu hút đầu tư nguồn vốn FDI.

Với những lợi thế đó, Hà Nội đã khẳng định vị trí đứng đầu của mình trong thu hút FDI. Cụ thể, số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, năm 2018, toàn thành phố đã thu hút đầu tư FDI đạt hơn 7,5 tỉ USD, tăng 2,81 lần so với 2017, đứng đầu cả nước và cao nhất từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút FDI. Riêng trong 3 năm từ 2016 - 2018, Hà Nội thu hút được gần 14,05 tỉ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn 2011 - 2015…

Kinh tế xanh – Xu thế phát triển tương lai

Hiệu quả từ cách làm đồng bộ đã giúp Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh về quy mô và tầm vóc, nhưng cơ bản vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, chất lượng sống của người dân cũng được nâng lên. Trong đó, những ai yêu mến mảnh đất nghìn năm văn hiến đều không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến sự đổi thay tích cực của Hà Nội. Những con số như tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,16%, về đích trước hai năm mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, có thể chưa thể nói hết những thành tựu và những nỗ lực không mệt mỏi của thành phố.

Đặc biệt, nếu có dịp về các huyện nghèo nhất của Thủ đô Hà Nội như Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Ðức... không khó để chúng ta cảm nhận được những đổi thay đáng phấn khởi. Những con đường thảm nhựa, bê-tông nối gần những bản làng xa xôi. Những ngôi làng dân tộc thiểu số vốn “nghèo bền vững” nay đã có những ngôi nhà mới khang trang. Bộ mặt nông thôn được khoác lên mình diện mạo mới. Thời gian tới, Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1%. Với 89% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khoảng cách đời sống giữa khu vực nông thôn và đô thị dần được thu hẹp…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội vẫn còn một số hạn chế khiến các tiềm năng, lợi thế chưa khai thác, phát huy hiệu quả. Mục tiêu của việc mở rộng địa giới hành chính là giúp Thủ đô có điều kiện phát triển cả về không gian kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng, kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, khắc phục những vấn đề bất cập vì quá tải trong nội đô. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng thể hiện rõ chiến lược này.

Báo Công luận

"Tăng trưởng xanh" giúp Hà Nội phát triển kinh tế một cách bề vững.

Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng các đô thị vệ tinh còn chậm. Hiện nay, đô thị vệ tinh Hòa Lạc mới hoàn thành quy hoạch 1/500, các khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên mới đang được lập quy hoạch chi tiết, đô thị vệ tinh Xuân Mai đang kêu gọi nhà đầu tư. Trong khi đó, việc kiểm soát dân số khu vực nội thành, nhất là khu vực nội đô lịch sử còn chưa tốt, các dự án nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng vượt quá tốc độ phát triển hạ tầng, dẫn đến dân số trong nội đô ngày càng tăng, gây quá tải về hạ tầng.

Trong khi đó, việc đô thị hóa quá nhanh khu vực nông thôn ở Hà Nội đã kéo theo những hệ lụy như, tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm, việc khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, ùn tắc giao thông… trong khi đó, việc phát triển Nông thôn mới ở các địa phương vẫn chủ yếu làm theo hình thức, thiếu thực chất. Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế, để Hà Nội phát triển kinh tế một cách bền vững, vấn đề tăng trưởng xanh có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng.

Để Thủ đô Hà Nội phát triển một cách bền vững theo hướng “tăng trưởng xanh”, theo PGS.TS Vũ Thị Vinh – Tổng Thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hà Nội cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, cùng với quá trình đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn và xây dựng một chính sách cho chương trình sản xuất hàng hóa mới, giúp nền nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, nâng cao đời sống nông dân.

Ðối với khu vực nội thành, thành phố cần đẩy mạnh cải tạo, khôi phục môi trường ao, hồ, kênh, mương, các đoạn sông đi qua địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, sông Ðáy... Từ đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tự cải thiện môi trường sống của nhân dân.

Có thể thấy, muốn phát triển kinh tế một cách bền vững, “tăng trưởng xanh” đóng vai trò then chốt. Trong đó, 3 yếu tố quan trọng để xây dựng đô thị “tăng trưởng xanh” thành công, là sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền đô thị với người dân và doanh nghiệp, thì vai trò của chính quyền đô thị là khâu chủ chốt kết nối và chỉ đạo điều hành. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, con đường ngắn nhất để phát triển bền vững là “tăng trưởng xanh”, để đạt được điều đó Hà Nội cần quyết tâm hơn trong việc theo đuổi hướng phát triển “kinh tế xanh”.

Thành Vinh

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp