Thành phố vùng Tây Nguyên đầu tiên được thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển

Thứ ba, 15/11/2022 10:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với 470/475 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 94,38%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là thành phố thuộc vùng Tây Nguyên đầu tiên được thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk gồm 08 Điều. 

Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, việc ban hành Nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù đối với thành phố Buôn Ma Thuột là để thực hiện chủ trương, định hướng phát triển thành phố Buôn Ma Thuột theo đúng Kết luận số 67 của Bộ Chính trị, phù hợp với điều kiện, thế mạnh của Thành phố và chủ trương của Bộ Chính trị, đồng thời cũng góp phần thể chế hóa Nghị quyết số 23-NQ/TW.

thanh pho vung tay nguyen dau tien duoc thi diem co che chinh sach dac thu phat trien hinh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải tham gia biểu quyết.

Đáng chú ý, về các chính sách ưu đãi thuế, thu hút chuyên gia. Trong đó, một số ý kiến đề nghị cân nhắc về phạm vi, mức ưu đãi, thời gian áp dụng, xác định rõ đối tượng được hưởng ưu đãi và cần tăng cường quản lý thuế, tránh lợi dụng gây thất thu cho ngân sách.

Báo cáo nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, chính sách ưu đãi đầu tư trong Dự thảo Nghị quyết chỉ áp dụng đối với dự án mới (được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời gian Nghị quyết này có hiệu lực thi hành) trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thuộc những ngành, lĩnh vực cần thu hút theo định hướng của Bộ Chính trị tại Kết luận số 67.

Trong quá trình thẩm định, xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chịu trách nhiệm chỉ đạo lấy ý kiến thẩm định đầy đủ của các cơ quan liên quan; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật, tránh lợi dụng chính sách.

Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, tránh lợi dụng pháp luật để gian lận, trốn thuế, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin bổ sung khoản 1 Điều 7 trong Dự thảo Nghị quyết nội dung:“Giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động của các doanh nghiệp, dự án được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định tại Nghị quyết này để có các giải pháp ngăn chặn việc lợi dụng chính ưu đãi.”

thanh pho vung tay nguyen dau tien duoc thi diem co che chinh sach dac thu phat trien hinh 2

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường.

Ông Bùi Văn Cường cũng cho biết, một số ý kiến đề nghị bổ sung chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường, giáo dục.

Về nội dung này, ông Bùi Văn Cường cho biết, trong quá trình soạn thảo, trên cơ sở định hướng tại Kết luận số 67, những ngành, lĩnh vực phù hợp đã được lựa chọn phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, theo Chương trình hành động tại Nghị quyết số 103/NQ-CP, Chính phủ đã đề ra 32 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Kết luận số 67, trong đó có 23 nhiệm vụ về phát triển các ngành, lĩnh vực, qua đó sẽ tạo hỗ trợ ưu đãi đầu tư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết cũng đã quy định về chính sách khuyến khích thuế nói chung, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường và giáo dục. "Trên cơ sở thí điểm sẽ nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, tạo động lực phát triển vùng Tây Nguyên để báo cáo Quốc hội khi sơ kết, tổng kết, đánh giá Nghị quyết này", ông Cường nêu rõ.

thanh pho vung tay nguyen dau tien duoc thi diem co che chinh sach dac thu phat trien hinh 3

Đại biểu tham dự phiên họp.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt; đề nghị cần có chính sách lâu dài, tạo môi trường, cơ chế phù hợp, kích thích hoạt động nghiên cứu và có chính sách đặc thù trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 

Về nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo: Kết luận số 67 đã đặt mục tiêu “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” và “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”. Vì vậy, Dự thảo Nghị quyết đã cụ thể hóa đúng đắn chủ trương này nhằm góp phần tạo nguồn nhân lực cho một khu vực còn nhiều hạn chế về chất lượng lao động và chính sách này cũng đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cần Thơ.

Ngoài những chính sách trực tiếp ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học tại Điều 5 Dự thảo Nghị quyết, điểm a khoản 1 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết quy định một số chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực cụ thể, thông qua chính sách thu hút doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ đến thành phố Buôn Ma Thuột làm việc và sẽ có môi trường thuận lợi, cơ chế phù hợp, tăng cường hoạt động nghiên cứu, có tác động không chỉ đối với thành phố Buôn Ma Thuột mà còn có tính lan tỏa đối với cả vùng Tây Nguyên. 

thanh pho vung tay nguyen dau tien duoc thi diem co che chinh sach dac thu phat trien hinh 4

Đại biểu tham gia biểu quyết.

Cũng theo ông Bùi Văn Cường, hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang được triển khai để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đào tạo, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có tỉnh Đắk Lắk.

Đồng thời, Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột nhằm thể chế hóa Kết luận số 67 để tạo động lực cho Thành phố phát triển, tạo sự lan tỏa đến các vùng khác trong tỉnh Đắk Lắk, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

"Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách đặc thù của vùng Tây Nguyên theo tinh thần của Nghị quyết số 23 để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét đối với nội dung này", ông Cường đề nghị.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện để tiến hành Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sẵn sàng các điều kiện để tiến hành Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(CLO) Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong việc chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội, trong đó, việc gửi hồ sơ, tài liệu đến các đại biểu Quốc hội đã có tiến bộ so với các Kỳ họp trước.

Tin tức
Hà Nội: Doanh nghiệp tuyển dụng 2.100 chỉ tiêu việc làm với mức lương hấp dẫn

Hà Nội: Doanh nghiệp tuyển dụng 2.100 chỉ tiêu việc làm với mức lương hấp dẫn

(CLO) Ngày 18/5, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình tổ chức Phiên Giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024.

Tin tức
Ninh Bình mong muốn được tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp của Pháp

Ninh Bình mong muốn được tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp của Pháp

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc tại Cộng hòa Pháp.

Tin tức
Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Sau ba ngày (từ 16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Thông báo Hội nghị. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo:

Tin tức
Chợ, trung tâm thương mại phải công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

Chợ, trung tâm thương mại phải công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

(CLO) Theo quy định của Chính phủ, tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại phải thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật. 

Tin tức