Thảo luận những vấn đề “nóng” về kinh tế- xã hội

Thứ ba, 31/10/2017 14:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 31/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài- chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018- 2020.

Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu nhất trí với đánh giá của Chính phủ về việc bảo đảm mục tiêu tổng quát theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017. Về cơ bản, các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã được kiên trì thực thi đúng hướng và phù hợp diễn biến thị trường, nền kinh tế duy trì được ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, dần thiết lập nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ một số tồn tại, nhược điểm. Điều dễ nhận ra trong những năm đầu của nhiệm kỳ Chính phủ lần này là tình trạng “trên bảo dưới không làm”. Trong khi Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, thì bộ máy bên dưới thờ ơ, vô cảm trong thực hiện công vụ.

Báo Công luận

Sáng 31/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, hiện có nhiều ý kiến băn khoăn những quý cuối năm thường tăng trưởng rất cao nhưng sang quý đầu năm sau liền kề bao giờ cũng giảm rất nhanh và đột ngột. Đại biểu đề nghị Chính phủ giải thích rõ và có biện pháp khắc phục ngay, không nên để tình trạng này tiếp tục xảy ra.

Về dự toán ngân sách năm 2018, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, tình hình nguồn lực hạn hẹp nên phân bổ vốn cho đầu tư phát triển dàn trải và không đủ. Ngân sách Trung ương các năm 2015, 2016 đều hụt thu, khó khăn trong bố trí cho các công trình dự án quan trọng. Đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ cần nhìn nhận nghiêm túc, có giải pháp khắc phục những vấn đề này.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm cũng nêu thực tế kỷ luật tài khóa hiện nay chưa nghiêm. Nợ công dự báo đến năm 2030 khoảng 4,2 triệu tỷ đồng, trả lãi vay hàng năm chiếm 7- 8% tổng chi ngân sách nhà nước, bình quân hàng năm trả lãi hơn 100 nghìn tỷ đồng. Khả năng trả nợ rất khó khăn, ngân sách Trung ương không đủ để trả nợ mà phải vay đảo nợ làm quy mô nợ tăng nhanh, nợ chồng nợ. Đại biểu đề nghị Chính phủ tăng cường công tác thu, giảm chi; ưu tiên giảm bội chi trả nợ; cân nhắc cắt giảm 13 nghìn tỷ đồng trái phiếu chưa phân bổ; sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công 2018 để dành nguồn triển khai các dự án quan trọng quốc gia.

Đồng tình với nhìn nhận thẳng thắn của Chính phủ về 6 nhóm tồn tại hạn chế trong phát triển kinh tế- xã hội thời gian qua, đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) cũng nhấn mạnh một số hạn chế cần được phân tích thấu đáo và có giải pháp xử lý căn cơ. Đại biểu nêu, việc xử lý các dự án thua lỗ nặng, đặc biệt là 12 dự án của Bộ Công thương, rất chậm. Các bộ, ngành rà soát còn bao nhiêu dự án thua lỗ? Đã có giải pháp như thế nào? Theo đại biểu, phải có giải pháp quyết liệt gắn với cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để báo cáo Quốc hội và thông tin tới cử tri.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Sơn, Chính phủ quyết liệt nhưng còn một số bộ ngành, cơ quan Trung ương, địa phương vẫn chưa sâu sát, chưa chủ động tháo gỡ cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài giải pháp về ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục phát triển chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2018, đại biểu đề nghị sớm khắc phục những yếu kém trên, tạo niềm tin, động lực cho tăng trưởng bền vững với giải pháp thiết thực, kịp thời từ Chính phủ xuống đến các bộ, ngành, địa phương.

Nhất trí với các nhóm giải pháp của Chính phủ từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đắc Quỳnh (Sơn La) cũng cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tài chính, ngân sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... thì Chính phủ cần chuẩn bị đầy đủ về nhận thức và quyết tâm cả về phương án và nguồn lực để ứng phó với những diễn biến hết sức bất thường của thời tiết, khí hậu; có kế hoạch tổng thể dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học để phòng chống thiên tai, xây dựng kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng bất thường và khốc liệt.

Báo Công luận
 Đại biểu Phạm Trọng Nhân đề nghị không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá

Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đã đóng góp vào việc giữ vững sự tăng trưởng kinh tế, nhưng giá trị nội tại mang lại cho nền kinh tế, cho đời sống của người dân không phải chỉ tất cả là những mặt tốt đẹp. Đại biểu đưa ra con số: Trong giai đoạn 2015- 2017, trên cả nước có khoảng 50% số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ; có những doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liền, nhưng “ngược đời” là càng lỗ thì doanh nghiệp FDI càng mở rộng sản xuất. Thống kê của tổ chức nước ngoài cho thấy, mỗi năm Việt Nam bị thất thu 170 tỷ USD vì hiện tượng chuyển giá.

Phân tích sâu hơn, đại biểu Phạm Trọng Nhân cho rằng, 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI đã bị chuyển giá, nên đóng góp thực tế cho tăng trưởng từ con số này vô cùng thấp. Dù có thu 20% thuế thu nhập từ con số này thì giá trị cũng không đáng là bao, thậm chí là 0% khi doanh nghiệp báo cáo lỗ, còn 80% thu nhập doanh nghiệp được chuyển về chính quốc. Nguyên nhân chính xuất phát từ đây mà nền kinh tế đang vướng trong “bẫy thu nhập trung bình” và sẽ còn bị giữ chặt trong thời gian dài- đại biểu Phạm Trọng Nhân nói.

Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu thu hút đầu tư FDI là hấp thụ và chuyển giao công nghệ. Thế nhưng, theo thống kê 80% số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ ở mức trung bình thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, 5- 6% là công nghệ cao. Tuy mang tiếng là công nghệ cao, nhưng thực chất các công đoạn thực hiện ở Việt Nam chỉ đa phần là khâu lắp ráp. Thế nên, Việt Nam từ vị trí 57 trên toàn cầu về tiêu chí, hiệu quả chuyển giao công nghệ đã tụt xuống vị trí 103 (năm 2014), thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia.

Từ những phân tích trên, đại biểu Phạm Trọng Nhân cho rằng doanh nghiệp trong nước cần được đối xử công bằng hơn và kiến nghị Chính phủ không thu hút đầu tư FDI bằng mọi giá, chú trọng thu hút các lĩnh vực, các ngành thân thiện với môi trường, có sẵn chuỗi liên kết, sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời doanh nghiệp FDI cần có cam kết chuyển giao công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa.

PV

Tin khác

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

(CLO) Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tin tức
Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 29/4, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội.

Tin tức
Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Moriyama Masahito đang có chuyến thăm Việt Nam.

Tin tức