Thắt chặt chính sách cho vay, Trung Quốc nguy cơ vỡ nợ kỷ lục trong năm 2021

Thứ tư, 13/01/2021 15:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Số vụ vỡ nợ ở các công ty Trung Quốc trong năm nay có khả năng vượt mức kỷ lục năm ngoái do chính phủ nước này thắt chặt chính sách tiền tệ, gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp đi vay.

Chính sách tiền tệ mới của Trung Quốc có nguy cơ gia tăng vỡ nợ kỷ lục trong năm 2021. Ảnh: Bloomberg

Chính sách tiền tệ mới của Trung Quốc có nguy cơ gia tăng vỡ nợ kỷ lục trong năm 2021. Ảnh: Bloomberg

Theo Bloomberg, chỉ tính riêng trong năm 2020, có khoảng 39 công ty Trung Quốc trong và ngoài nước được ghi nhận đã vỡ nợ gần 30 tỷ USD trái phiếu, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, giá trị các vụ vỡ nợ trên thị trường trong nước giảm từ 142 tỷ NDT trong năm 2019, xuống còn 137 tỷ NDT vào năm 2020. Trong khi đó, con số này tại thị trường nước ngoài đã tăng vọt lên mức 8,6 tỷ NDT, từ mức 3,9 tỷ NDT trong năm 2019.

Theo nhà phân tích tín dụng tại China Merchants Securities – ông Yuze Li nhận định: “Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện các chính sách tiền tệ thận trọng hơn trong năm nay. Nhiều công ty có thể sẽ gặp khó khăn về nguôn vốn. Đến thời gian đáo hạn, các vụ vỡ nợ ở trong và ngoài nước ước tính sẽ tăng từ 10 đến 30% so với năm trước”.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, tạo cơ hội cho chính quyền nước này tập trung hơn vào việc xoa dịu các khoản nợ xấu trong bộ máy tài chính.

Hiện, đây cũng là một áp lực lớn lên các doanh nghiệp Trung Quốc sau nhiều tháng trì trệ vì lệnh phong tỏa: Trong 6 tháng cuối năm 2020, số vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường nội địa tăng trung bình 47% lên mức 13,6 tỷ NDT. Con số này vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt mức 9,2 tỷ NDT.

Nổi bật trong số các ngành có sức khỏe tài chính kém nhất trong năm ngoái là ngành công nghệ, chiếm 28% tổng số các vụ vỡ nợ, tiêu biểu là vụ vỡ nợ của Tập đoàn Peking University Founder Group.. Tiếp đến là ngành tiêu dùng, trong đó có vụ vỡ nợ của Brilliance Auto Group Holdings Co., gây thiệt hại 36 tỷ NDT. Xếp thứ ba là ngành tài chính với 26 tỷ NDT. Trên thị trường trái phiếu niêm yết bằng đồng USD, lĩnh vực tài chính chiếm khoảng 43% tổng số vụ vỡ nợ, sau đó là lĩnh vực công nghệ và năng lượng.

​Những vụ vỡ nợ của ba công ty quốc doanh như Yongcheng Coal and Electricity Holding Group, Huachen Automotive Group Holdings và nhà sản xuất chip được Đại học Thanh Hoa rót vốn đang đẩy những lo ngại về sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc lên mức “báo động”.

Công ty Cổ phần Điện và Than Yongcheng bị vỡ nợ trái phiếu. Ảnh: Caixin

Công ty Cổ phần Điện và Than Yongcheng bị vỡ nợ trái phiếu. Ảnh: Caixin

Tình trạng “bom nợ” tại các địa phương Trung Quốc đang trên đà tăng vọt, đặc biệt là sau hàng loạt vụ vỡ nợ trái phiếu liên tiếp của 5 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước tại thị trường nội địa, lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 2016.

Trong 3 năm qua, Thanh Hải là tỉnh có tỷ lệ vỡ nợ cao nhất, với 19,5%. Tiếp sau là các tỉnh Hải Nam, Liêu Ninh và khu tự trị Ninh Hạ với tỷ lệ vỡ nợ khoảng 7%. Những con số này cho thấy đây là những khu vực có tiềm năng kinh tế yếu nhưng năng lực quản lý tài chính của cán bộ địa phương còn kém hiệu quả.

Trên thị trường hải ngoại, giới đầu tư Trung Quốc đang hướng đến những trái phiếu "keepwell" - điều khoản yêu cầu công ty trong nước phải cam kết giữ cho chi nhánh ở nước ngoài - cũng là nơi phát hành trái phiếu - không bị phá sản, song không cần đảm bảo sẽ thanh toán cho các trái chủ.

Tại thị trường hải ngoại, giới đầu tư Trung Quốc trong năm nay đang có xu hướng thiên về những trái phiếu “keepwell”. Điều khoản “keepwell” thường yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải cam kết giữ cho chi nhánh ở nước ngoài đang phát hành trái phiếu không bị phá sản, song, cũng không cần đảm bảo sẽ thanh toán cho các trái chủ.

Trên thực tế, công ty mẹ chọn cách mua lại tài sản hoặc cổ phần của các công ty con như một biện pháp hỗ trợ cho các khoản thanh toán phát sinh từ những mã trái phiếu được phát hành ở nước ngoài.

Tuy vậy, sau vụ vỡ nợ của Peking University Founder Group tháng 8 năm ngoái, công ty mẹ là Tsinghua Unigroup – nhà sản xuất chip được hậu thuẫn bởi trường Đại học Thanh Hoa– cho rằng họ không có trách nhiệm giải quyết đối với 5 lô trái phiếu “keepwell”. Động thái này từ phía Tsinghua đã khiến một số nhà đầu tư đem vụ việc này kiện ra tòa quốc tế.     

      Hương Vũ                                        

                   

                                                     

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp