Thị trường thực phẩm - đồ uống Việt Nam sôi động nhờ doanh nghiệp ngoại

Thứ ba, 18/09/2018 10:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thực tế cho thấy, nhiều thương hiệu đến từ nước ngoài trong lĩnh vực thực phẩm - đồ uống xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần cho thị trường thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam thêm sôi động.

Báo Công luận
 Mức độ cạnh tranh trong ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam chưa bao giờ lại khốc liệt như hiện nay (Ảnh TL)

Chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, có đến hơn 2.040 doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống và số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành hàng này hàng năm khoảng 300 doanh nghiệp.

Thống kê 7 tháng năm 2018, doanh thu bán lẻ nhóm hàng lương thực, thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh ước đạt 66.744 tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ và chiếm 17,46% doanh thu bán lẻ hàng hóa.

Đáng chú ý, có nhiều thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị trường trong nước, được người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến, chủ yếu đến từ Thái, Nhật, Hàn Quốc… Chỉ tính sản phẩm thực phẩm mà các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Việt Nam đã đạt kim ngạch trung bình 7,5 tỷ USD/năm. Hiện Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) đang tiếp tục hỗ trợ các hệ thống Ministop, Aeon, Family Mart đầu tư mở rộng hệ thống phân phối tại thị trường Việt Nam để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam cũng như xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này.

Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư vào ngành thực phẩm và đồ uống. Nguyên nhân Việt Nam có tỷ lệ dân số cao, trong đó hơn 50 triệu dân số dưới 30 tuổi. Đặc biệt, Việt Nam còn là nước có truyền thống về nông nghiệp, đủ điều kiện để cung ứng các nguồn nguyên liệu thô cho hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm - đồ uống.

Có thể thấy trong 5 năm qua, mức độ cạnh tranh trong ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam chưa bao giờ lại khốc liệt như vậy. Sự cạnh tranh đến mức nhiều doanh nghiệp nội bị thôn tính và sáp nhập. Theo chuyên gia kinh tế TS.LS Bùi Quang Tín, nguyên nhân chính là do thói quen văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam không thay đổi kịp so với sự hội nhập.

 Nguyễn Mạnh

Tags:

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp