Thiếu tướng Lê Văn Cương: “Mối quan hệ Việt - Mỹ phát triển dựa trên lợi ích, bình đẳng và độc lập”

Thứ tư, 25/08/2021 21:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng, Viện Chiến lược, Bộ Công an khẳng định: Mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển ngày càng tốt đẹp, dựa trên lợi ích của cả hai bên, trên cơ sở bình đẳng và độc lập.

Trong 2 ngày, 24 - 26/8, bà Kamala Harris là người phụ nữ đầu tiên và cũng là người da màu đầu tiên làm Phó Tổng thống Mỹ tới thăm chính thức Việt Nam.

Chuyến thăm lần này của bà Kamala Harris đánh dấu lần đầu tiên nữ Phó tổng thống Mỹ tới Việt Nam. Bản thân Phó tổng thống Harris cũng là nhân vật đặc biệt có nhiều dấu ấn "đầu tiên" trong lịch sử chính trường Mỹ.

Nhân chuyến thăm lần này, Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng, Viện Chiến lược, Bộ Công an.

Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương khẳng định: "Mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển dựa trên lợi ích của cả hai bên, trên cơ sở bình đẳng và độc lập".

Thiếu tướng Lê Văn Cương: “Mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển dựa trên lợi ích, bình đẳng và độc lập”.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: “Mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển dựa trên lợi ích, bình đẳng và độc lập”.

Mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển dựa trên lợi ích, bình đẳng và độc lập

Thưa Thiếu tướng Lê Văn Cương, điều gì đã và đang thúc đẩy phát triển mối quan hệ Việt Nam - Mỹ?

- Mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ nói riêng đều phát triển dựa trên lợi ích cho cả hai bên. Nên nhớ, mọi thứ đều phải dựa trên lợi ích mới trường tồn, các hoạt động ngoại giao, hỗ trợ phát triển kinh tế cũng đều dựa trên lợi ích.

Dựa trên tình hình hiện nay, tôi cho rằng, Việt Nam cần Mỹ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, nhân sự và khoa học, công nghệ. Trong khi đó, Mỹ nhìn thấy lợi ích của Việt Nam trong vấn đề an ninh, chính trị.

Như ông đã nói, mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển dựa trên lợi ích của cả hai bên, trên cơ sở độc lập và bình đẳng. Vậy, ông có thể phân tích rõ hơn về điều này?

Việt Nam rất cần Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, theo Mỹ là thị trường ngốn nhiều hàng hóa “made in Việt Nam” nhất, kim ngạch thương mại Việt Nam - Mỹ đang có thặng dư. Hàng hóa Việt Nam xuất siêu sang Mỹ trong năm 2020 lên tới gần 50 tỷ USD.

Đây chính là lợi thế rất lớn đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Trong thời gian tới, Mỹ vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam, con số 50 tỷ USD mới chỉ là sự khởi đầu.

Bên cạnh giá trị thương mại, Mỹ cũng là một trong những quốc gia hàng đầu “bơm” FDI vào Việt Nam.

Trưa 25/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Trưa 25/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6/2021, các nhà đầu tư Mỹ đã có 1.100 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 9,7 tỷ USD, xếp thứ 11/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2021 quốc gia này có 28 dự án đầu tư đăng ký mới, 6 dự án điều chỉnh tăng vốn và 80 lượt góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 344 triệu USD.

Ngoài lợi ích về kinh tế, Mỹ còn hỗ trợ nhiều Việt Nam trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Mọi người, ai cũng đều biết, Mỹ là siêu cường kinh tế của thế giới, là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Trong mối quan hệ ngoại giao, Mỹ rất “hào sảng” trong việc chuyển giao công nghệ cho các nước khác, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác chuyển giao công nghệ cho Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

Trên lĩnh vực đào tạo nhân lực trình độ cao, nói gì thì nói, Mỹ là cường quốc thế giới về đào tạo nguồn nhân lực, mọi quốc gia đều đổ xô sang Mỹ học tập.

Ngay từ thập niên 80, gần 400.000 thanh niên Trung Quốc cũng sang Mỹ học tập. Nhờ đó, sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc, cũng có một phần đóng góp của Mỹ . Do đó, Việt Nam cũng cần Mỹ hỗ trợ trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới lâm vào cảnh khó khăn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, Mỹ là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực điều chế và sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19.

Trong khi nguồn vắc-xin “nội” chưa thể sản xuất đại trà, thì việc tìm tới nguồn vắc-xin tại Mỹ là điều cần thiết, nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trên lĩnh vực ngoại giao và an ninh quốc phòng, việc Việt Nam - Mỹ có mối quan hệ thân thiết, sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam trên các diễn đàn đa phương và song phương.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam có vị trí chiến lược, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và là cầu nối của Hoa Kỳ liên kết Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Bên cạnh đó, với dân số gần 100 triệu dân, với chất lượng nhân công cao, giá rẻ, cũng mở cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ tới tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh.

Dù vậy, tôi cho rằng, mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển trên nguyên tắc độc lập - bình đẳng. Việt Nam không liên kết với bất kỳ quốc gia nào, để chống lại quốc gia nào cả, cũng không phải chư hầu của ai. Do đó, bất kỳ quốc gia nào có thiện ý, chúng ta cũng đều đẩy mạnh phát triển ngoại giao song phương.

Trong chuyến thăm chính thức lần đầu tiên của một vị Phó Tổng thống Mỹ lần này, sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ song phương giữa hai nước, trên nguyên tắc độc lập và bình đẳng. Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi rất ủng hộ.

Mối quan hệ Việt Nam - Mỹ “ấm lên” sẽ thúc đẩy xu hướng hòa bình, ổn định hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam cần phải “nói đi đôi với làm”

Muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam cần phải “nói đi đôi với làm”

Muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mỹ, Việt Nam cần phải “nói đi đôi với làm”

Có thế thấy, mối quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ trong 10 năm qua ngày càng tốt đẹp. Để tận dụng lợi thế này, chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?

Tôi cho rằng, muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mỹ, Việt Nam cần phải “nói đi đôi với làm”. Bởi “lòng tin” rất quan trọng. Những điều chúng ta đã cam kết, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thỏa thuận, thì bắt buộc chúng ta phải thực hiện, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu nông, thủy sản.

Bên cạnh đó, Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược ngoại giao sang khu vực ASEAN, và Việt Nam là thành viên nòng cốt của ASEAN. Do đó, muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mỹ, Việt Nam cũng cần thực hiện tốt vai trò của mình trong ASEAN.

Không phải tự nhiên, một lãnh đạo của Washington lựa chọn Việt Nam và Singapore trong chuyến công du lần này. Trong khối ASEAN, Singapore là quốc gia thân thiết nhất với Hoa Kỳ, họ có mối quan hệ chặt chẽ về cả kinh tế, chính trị lẫn an ninh quốc phòng. 

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Mỹ - Việt Nam ngày càng tốt đẹp, nhờ chuyến đi lần này của Phó Tổng thống Mỹ, một lần nữa nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp