Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm khí đốt của Nga?

Thứ năm, 23/03/2023 14:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù được Nga đề xuất, nhưng những thách thức kỹ thuật và chính trị có thể làm suy yếu tham vọng trở thành trung tâm khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới cho đến ngày 24 tháng 2, tuy nhiên sau xung đột Nga - Ukraine, làm rung chuyển thị trường năng lượng toàn cầu, châu Âu phải chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối áp dụng. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tìm cách đóng vai trò trung gian trong cuộc xung đột, cung cấp vũ khí cho Kiev trong khi duy trì quan hệ thân thiết với Tổng thống Vladimir Putin.

tho nhi ky co the tro thanh trung tam khi dot cua nga hinh 1

Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (trái qua phải). Ảnh: Dw.

Đáp lại, vào tháng 10, Tổng thống Nga đã đề xuất biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm vận chuyển khí đốt của Nga như một tuyến đường cung cấp thay thế cho châu Âu - một kế hoạch được người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ủng hộ.

Khó khăn của hai nhà lãnh đạo

Sau 20 năm cầm quyền, ông Erdogan phải đối mặt với thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời chính trị của mình trong cuộc bầu cử sắp tới vào ngày 14/5.

Chiến dịch tái tranh cử của ông Erdogan đã tỏ ra gian nan trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục và suy thoái kinh tế. Trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2, làm thiệt mạng gần 50.000 người.

Trận động đất đã gây ra thiệt hại trị giá hơn 103 tỷ đô la (96,11 tỷ euro), tương đương khoảng 9% thu nhập quốc dân dự kiến của đất nước trong năm nay.

Trong khi đó, Tổng thống Nga đang đối mặt với hàng loạt thách thức của riêng mình, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với nền kinh tế Nga.

tho nhi ky co the tro thanh trung tam khi dot cua nga hinh 2

Ảnh: DW.

Chuyên gia năng lượng Agnia Grigas, một thành viên cấp cao tại Đại Tây Dương, cho biết: "Nga đang treo "củ cà rốt" cho Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành một trung tâm khí đốt nhằm đưa Thổ Nhĩ Kỳ đến gần quỹ đạo của Moscow hơn - tương tự như những gì nước này đã cố gắng làm với Đức và Nord Stream".

Thách thức kỹ thuật

Bất chấp những lời hứa hẹn của các nhà lãnh đạo của cả hai nước, vẫn tồn tại những lo ngại kỹ thuật về kế hoạch để Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm khí đốt của Nga.

Anne-Sophie Corbeau, một học giả nghiên cứu toàn cầu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, chia sẻ với DW: “Ý tưởng đằng sau những tuyên bố của ông Putin dường như là gửi thêm khí đốt qua đường ống dẫn của Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và khí đốt đó sau đó có thể được tái xuất khẩu sang châu Âu”.

Nhưng, "vấn đề là không có đủ công suất đường ống để làm điều đó”, bà nói.

Đến nay, 2 hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên đang hoạt động mang khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ. Lớn nhất là đường ống TurkStream được thiết kế để vận chuyển 31,5 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm và cung cấp khí đốt cho cả châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua hai đường ống.

tho nhi ky co the tro thanh trung tam khi dot cua nga hinh 3

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu 58,7 bcm khí đốt tự nhiên vào năm 2021, với 44,9% đến từ Nga. Ảnh: DW.

Hệ thống đường ống thứ hai (BlueStream) có công suất hàng năm là 16 bcm và đáp ứng nhu cầu khí đốt trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà phân tích năng lượng cho biết, cả hai hệ thống hiện đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng và việc bổ sung thêm một hoặc nhiều đường ống sẽ mất nhiều năm.

Khí đốt của Nga hiện được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt vì rất nhiều quốc gia châu Âu đang phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên, các quốc gia EU đã hết sức tìm cách giảm sự phụ thuộc này.

Vì vậy, nếu Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm năng lượng bao gồm khí đốt của Nga, các nhà lãnh đạo phương Tây lo ngại rằng châu Âu có thể sẽ phải nhập khẩu chính loại khí đốt của Nga mà họ đang cố gắng loại bỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm khí đốt?

Xem xét mục tiêu lâu dài nổi tiếng của ông Erdogan là đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những trung tâm thương mại năng lượng hàng đầu thế giới, liệu Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể thực hiện được điều này.

Chuyên gia năng lượng Grigas chia sẻ: "Mặc dù có dự án đường ống TurkStream, Thổ Nhĩ Kỳ không có tiềm năng trở thành trung tâm khí đốt cho châu Âu vì các nước EU và các nước gần Nga đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng của Nga”.

"Tương tự như vậy, hầu hết các nước EU đang ưu tiên cung cấp khí đốt thay thế như từ Caspian, Na Uy, Bắc Phi và xa hơn như Mỹ và Qatar thông qua LNG," bà nói.

Với khan hiếm dầu và khí đốt, Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt từ Nga, Azerbaijan và Iran, cũng như nhập khẩu LNG từ Mỹ, Ai Cập, Qatar, Nigeria và Algeria.

tho nhi ky co the tro thanh trung tam khi dot cua nga hinh 4

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu khai thác mỏ khí đốt ở Biển Đen từ năm 2023. Ảnh: Internet.

Theo dữ liệu từ Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ, nhập khẩu LNG đã đạt 14,1 bcm, chiếm 24% tổng lượng nhập khẩu. Dữ liệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gấp đôi lượng nhập khẩu LNG kể từ năm 2013.

Để Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm khí đốt và cung cấp cho châu Âu "khả năng duy nhất mà tôi có thể thấy là Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu nhiều khí đốt hơn từ đường ống dẫn của Nga (khi công suất đường ống đã được xây dựng), Grigas nhận định.

Con đường gập ghềnh phía trước

Vị trí chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen, quyền kiểm soát Bosphorus và tư cách là thành viên NATO khiến nước này trở thành một đối tác có giá trị đối với Moscow trong tình hình địa chính trị hiện nay.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo ý tưởng biến Thổ Nhĩ Kỳ thành trung tâm khí đốt của Nga của ông Putin có thể khiến Ankara phụ thuộc nhiều hơn vào Moscow.

Mặc dù mối quan hệ đã chính thức được khôi phục vào năm 2016, nhưng hai nước vẫn ở hai phe đối lập trong các cuộc xung đột gần đây như Libya và Syria.

Corbeau cho rằng Erdogan đang chơi một "trò chơi thú vị giữa Ukraine và Nga", tự hỏi liệu có ai "đặt cược rằng mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tốt đẹp trong một thời gian dài hay không."

tho nhi ky co the tro thanh trung tam khi dot cua nga hinh 5

Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tổng tuyển cử vào ngày 14/5. Ảnh: Internet.

Trong khi đó, vào ngày 14/5, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi tổ chức tổng tuyển cử Tổng thống, nếu như có thay đổi chắc chắn sẽ làm đổi thay chính sách đối ngoại và năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Hôm thứ Hai (21/3), Điện Kremlin tuyên bố rằng công việc tạo ra một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ là "một dự án phức tạp cần có thời gian để thành hiện thực”.

“Rõ ràng đây là một dự án khá phức tạp, thật không may, không thể thực hiện được nếu không thay đổi thời gian, không gặp các vấn đề kỹ thuật hoặc các vấn đề khác”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên.

Lê Na (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp