Thống nhất một số nội dung quan trọng trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Thứ hai, 09/09/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 7 đã thống nhất được các chương như Hợp tác kinh tế; Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Mua sắm của Chính phủ; Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch; Tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp...

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại một sự thúc đẩy đáng kể đến GDP toàn phần cho tất cả các quốc gia thành viên.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại một sự thúc đẩy đáng kể đến GDP toàn phần cho tất cả các quốc gia thành viên.

Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP lần thứ 7 của 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc đã diễn ra ngày 8/9 tại Bangkok.

Từ đầu năm 2019 đến nay, các nước ASEAN đã chủ động cùng các nước đối tác thúc đẩy một số giải pháp linh hoạt nhằm xử lý các vướng mắc trong đàm phán, hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP vào cuối năm 2019 như các nhà lãnh đạo đã chỉ đạo tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 2 vào tháng 11/2018 tại Singapore.

Hiện đàm phán đang đi vào giai đoạn quyết định, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của các nước cũng như chỉ đạo thường xuyên của các bộ trưởng để có thể đi vào giai đoạn kết thúc đàm phán.

Trải qua 27 phiên đàm phán chính thức, nhiều phiên đàm phán giữa kỳ, 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác đã thống nhất được một số chương: Hợp tác kinh tế; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Mua sắm của Chính phủ; Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch; Tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp. Nhiều nội dung khác cũng đã được thống nhất về cơ bản.

RCEP viết tắt của từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (tiếng Anh: Regional Comprehensive Economic Partnership). Là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do.

Hiệp định RCEP sẽ đem lại một sự thúc đẩy đáng kể đến GDP toàn phần cho tất cả các quốc gia thành viên

Qua quá trình đàm phán RCEP, các nước đã thu hẹp được đáng kể quan điểm trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề khó, liên quan trực tiếp đến lợi ích cơ bản của các nước tham gia đàm phán.

Tại Hội nghị Bộ trưởng lần này, các bộ trưởng đã thảo luận nhiều giải pháp cụ thể để làm định hướng cho giai đoạn đàm phán tới đây.

Các Bộ trưởng tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị trong việc thúc đẩy việc kết thúc đàm phán; đưa ra các chỉ đạo đối với Đoàn đàm phán các nước về việc thể hiện quyết tâm chính trị đó trong quá trình đàm phán. Đặc biệt là thái độ linh hoạt trong việc giải quyết tất cả các nội dung còn tồn đọng; chỉ đạo đối với phương án giải quyết một số nội dung quan trọng trong các lĩnh vực như mở cửa thị trường hàng hóa, đầu tư…

Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận để tìm kiếm giải pháp xử lý những vướng mắc về chính sách nhằm hướng tới khả năng đạt đồng thuận trong nhiều lĩnh vực.

Sắp tới, từ ngày 19 - 27/9 Việt Nam đăng cai tổ chức Phiên đàm phán Hiệp định RCEP lần thứ 28 tại Đà Nẵng

PV

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm