Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước chưa phủ hết đối tượng cần hỗ trợ?

Thứ sáu, 10/09/2021 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia cho rằng, vì chưa biết khi nào dịch bệnh sẽ được kiểm soát, nên việc NHNN quy định các khoản vay phát sinh trước ngày 1/8/2021 mới được cơ cấu lại nợ hay miễn, giảm lãi, phí là chưa phù hợp.

Điều chỉnh kịp thời để ứng phó với diễn biến tình hình dịch bệnh

Sau 5 tháng kể từ khi ban hành Thông tư 03 sửa lần 1 Thông tư 01 về cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 14 sửa đổi lần 2 Thông tư 01, tiếp tục kéo dài thời gian cơ cấu nợ, phạm vi cơ cấu nợ.

thong tu 14 cua ngan hang nha nuoc chua phu het doi tuong can ho tro hinh 1
Bài liên quan

So với quy định cũ, Thông tư 14 có 2 điểm mới đáng lưu ý. Đó là phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí bao gồm cả khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021, thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/6/2020 như quy định của Thông tư 03. Ngoài ra, thời gian cơ cấu nợ được kéo dài thêm 6 tháng đến ngày 30/6/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như trước đây.

Đại điện Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đánh giá, tới thời điểm này NHNN đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời để ứng phó với diễn biến tình hình dịch bệnh. “Chúng tôi tin tưởng NHNN sẽ tiếp tục có những hành động điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn tới”, đại diện OCB nhấn mạnh.

Nhà băng này cho cam kết đồng hành và trao đổi sát với từng khách hàng, nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ không chỉ đơn thuần miễn giảm lãi suất mà quan trọng hơn là tháo gỡ nhanh chóng các vấn đề vận hành và dòng tiền bằng các giải pháp quản lý dòng tiền, cấu trúc lại khoản vay hoặc nguồn vốn của khách hàng.

Vay tiền tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vào ngày 30/6/2020 để mua căn hộ chung cư, chị Ngộ Thị Kim Thoa (TP. Thủ Đức, TP. HCM) cho biết không được hỗ trợ giảm lãi vay hay cơ cấu nợ khi NHNN áp dụng Thông tư 01 và Thông tư 03.

Tuy nhiên, khi hay tin NHNN vừa ban hành Thông tư 14, mở rộng phạm vi các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí đến trước ngày 1/8/2021, chị liền liên hệ lại với ngân hàng. Theo đó, nhân viên TPBank yêu cầu chị Thoa cung cấp bảng lương tháng gần nhất để chứng minh thu nhập bị giảm do dịch bệnh. Vì số lượng hồ sơ lớn, ngân hàng cho biết cần khoảng 3 ngày để xét duyệt, mức giảm lãi suất tối đa là 1% và kéo dài lâu nhất đến ngày 30/6/2022.

“Riêng việc xin cơ cấu lại nợ, nhân viên ngân hàng khuyên tôi không nên thực hiện nếu vẫn còn khả năng trả nợ gốc và lãi vay. Hiện mỗi tháng tôi trả khoảng 4 triệu đồng cho nợ gốc, cộng thêm 6 triệu đồng tiền lãi, lãi giảm dần theo số dư nợ. Nếu cơ cấu lại nợ, 6 tháng đầu tôi sẽ không phải trả nợ gốc mà chỉ cần thanh toán 6 triệu đồng tiền lãi với mức bằng nhau vì nợ gốc giữ nguyên không giảm. Tuy nhiên, 6 tháng sau tôi phải trả bù nợ gốc là 8 triệu đồng mỗi tháng cộng thêm lãi vay”, chị Thoa nêu.

Theo đó, nhân viên ngân hàng cho rằng, chỉ các doanh nghiệp có khoản vay lớn hiện không đủ khả năng chi trả và đề phòng nợ xấu mới nên áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Bởi, việc này sẽ tạo áp lực phải trả khoản nợ gốc rất lớn về sau.

Chưa phủ hết đối tượng cần hỗ trợ

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhận định các mốc thời gian mà Thông tư 14 gia hạn thêm vẫn chưa thoả đáng. "Chưa biết khi nào sẽ kiểm soát được dịch bệnh, nên việc chọn mốc các khoản vay phát sinh trước ngày 1/8/2021 mới được hỗ trợ là không hợp lý", ông Hiếu nêu.

Theo ông, NHNN nên mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí phát sinh đến trước ngày 31/12/2021. Cùng với đó, mốc thực hiện cơ cấu lại nợ nên được gia hạn trước 30/12/2022 để các doanh nghiệp "dễ thở" hơn.

"Tất cả khoản nợ phát sinh trong năm nay phải được cho cơ cấu trong một năm sau, nếu chỉ cơ cấu đến 30/6/2022 tôi thấy rằng có gì đó không có nghĩa", ông Hiếu nhấn mạnh.

Cùng với đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra những bất cập của thông tư mới. Cụ thể, khoản 2 Điều 4 Thông tư 14 quy định về "phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022", trong khi khoản 8 Điều 4 lại quy định "việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022".

"Có vô nghĩa không nếu một doanh nghiệp nào đó phát sinh nghĩa vụ trả nợ vào ngày 29/6/2022, mà ngân hàng chỉ cho gia hạn đến ngày 30/6/2022, tức 1 ngày. Nó lại không phù hợp với việc cho cơ cấu và trả nợ không vượt quá 12 tháng như thông ty quy định", ông Hiếu đặt vấn đề.

Ngoài ra, chuyên gia đánh giá khoản 3 Điều 4 về các trường hợp "số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ" có quá nhiều mốc thời gian khiến doanh nghiệp rối rắm, không nắm rõ.

Theo đó, ông Hiếu cho rằng NHNN cần nghiên cứu, xem xét thêm để có những điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình thực tế, "cứu cánh" các doanh nghiệp đang đuối sức vì dịch bệnh kéo dài.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm