Thu dọn rác thải dưới đáy biển: Chung tay bảo vệ biển bằng những hành động thiết thực

Thứ sáu, 08/07/2022 19:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang quyết tâm đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa đại dương nói riêng. Nỗ lực thu dọn rác thải dưới đáy biển tại Bình Định, Đà Nẵng, Nha Trang thực sự những hành động chung tay cần thiết để bảo vệ môi trường biển.

Rác thải dưới đáy biển- hồi chuông báo động

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 do Bộ TN&MT công bố hồi đầu tháng 8/2021: Tình trạng rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia ven biển.

thu don rac thai duoi day bien chung tay bao ve bien bang nhung hanh dong thiet thuc hinh 1

Vớt rác thải dưới đáy biển Bình Định.

Ước tính hơn 80% chất thải nhựa đại dương hằng năm có nguồn gốc từ đất liền, trong đó đóng góp chính là rác thải nhựa có kích thước lớn, bao gồm các vật dụng hàng ngày như vỏ chai, đồ uống và các loại bao bì đóng gói khác; bên cạnh đó là vi nhựa. Phần còn lại là nhựa được xả trực tiếp trên biển, trong đó chủ yếu là từ hoạt động khai thác thủy sản ví dụ như ngư cụ bị thất lạc hoặc thải bỏ.

Chất thải nhựa đại dương trở thành mối nguy lớn cho môi trường biển bởi có số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), năm 2018 Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới. 

Đáng quan ngại, tại Việt Nam hiện nay rác thải nhựa mới được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để quản lý, thu gom và xử lý trong tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường biển do rác thải nhựa đại dương ngày càng nghiêm trọng.

Nghiên cứu trong Chiến lược bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới (IUCN) về đánh giá số lượng và khối lượng rác thải trên 30 bãi biển tại 10 khu bảo tồn biển của Việt Nam cũng cho thấy, qua hai đợt khảo sát mùa khô và mùa mưa đã thu được 86.092 mảnh rác thải ở các kích cỡ khác nhau, khối lượng dao động từ 13 đến 3.168 kg. Tính trung bình trên 100m chiều dài bãi biển sẽ có số lượng rác thải là 7.374 mảnh và 94,58 kg.

Báo cáo môi trường hiện trạng môi trường biển của Bộ TN&MT cũng chỉ rõ, rác thải nhựa có số lượng và khối lượng vượt trội so với các loại rác khác.

Để cứu nguy cho môi trường biển, ngành TN& MT đã, đang triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp được đề cập như: Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải nhựa và hoàn thiện chính sách, quy định về quản lý chất thải nhựa; triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, triển khai mô hình, hoạt động quản lý chất thải nhựa và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

thu don rac thai duoi day bien chung tay bao ve bien bang nhung hanh dong thiet thuc hinh 2

Đội lặn của anh Trung gom bình quân được khoảng 15kg rác thải các loại trong mỗi lần nhặt rác.

Cách làm của Bình Định, Đà Nẵng, Nha Trang  

Sáng 8/6/2022, tại khu vực biển phía Tây Hòn Khô nhỏ xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải ra quân thu dọn rác thải dưới đáy biển và bắt sao biển gai- một loài động vật ăn san hô. Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải gồm 7 thành viên do anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng làm tổ trưởng. Các anh sử dụng thiết bị lặn sâu Scuba diving để lặn xuống biển và dùng vợt lưới để vớt rác. Kết quả, tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã thu về khoảng 20 kg rác các loại bao gồm: Ngư lưới cụ, vỏ lon, bao thuốc lá, các loại rác khác và bắt được 4 con sao biển gai.

Hoạt động trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng chung tay trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.

Tại Đà Nẵng, nhiều năm qua, anh Đào Đặng Công Trung (SN 1979, trú tại đường Duy Tân, quận Hải Châu) cùng đội lặn của mình thường xuyên tổ chức những buổi thu gom rác dưới đáy biển để góp phần làm sạch môi trường biển ở khu vực biển Đà Nẵng hay bất cứ nơi đâu anh đặt chân đến.

Trong khoảng hơn 3 năm nay, anh Trung cùng câu lạc bộ lặn ở quận Thanh Khê đã vớt lên được hàng ngàn vỏ lon bia, chai nhựa cùng rất nhiều mảnh lưới đánh cá. Song hành với việc làm này là nhiều lần anh cùng đội lặn chấp nhận rủi ro để cứu san hô.

Những bãi san hô dưới biển vô cùng sắc nhọn, nhiều lúc đội thợ lặn tìm đến mọi ngóc ngách ở các bãi chỉ cần sơ ý sẽ có thể bị san hô cứa rách tay, chân.

Mỗi lúc người thợ lặn xuống biển, họ sẽ lặn được chừng 1,5 phút. Trong khoảng thời gian đó, họ xác định vị trí có rác để xử lý. Rồi từ đó, thợ lặn tùy theo độ sâu mà ứng phó. Thường thì những thợ lặn sẽ lặn tầm 4-9m nước chỉ cố để nhặt 2 - 3 vỏ chai, đồ nhựa. 

thu don rac thai duoi day bien chung tay bao ve bien bang nhung hanh dong thiet thuc hinh 3

Đủ các loại rác thải dưới đáy biển, trong đó phần lớn là rác thải nhựa.

Việc làm ý nghĩa nói trên không chỉ giúp những bãi biển Đà Nẵng sạch đẹp hơn mà còn giúp lan tỏa tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, so với “vấn nạn rác thải dưới  đáy biển” hiện nay, những nỗ lực này còn rất ít ỏi và cần tiếp tục được nhân rộng. Nói như hướng dẫn viên lặn biển, thợ lặn Nguyễn Hà Minh Trị (Nha Trang, Khánh Hòa): “Những người thợ lặn như chúng tôi, mỗi khi nhặt được vài cọng rác, vài bịch nylon, vài vỏ chai và lon nước cũng chỉ là “nhặt từng hạt bụi trong sa mạc“, không thể nào làm sạch hết đáy biển”. Và trên hết là nêu cao ý thức bảo vệ môi trường biển. “Biển không cần con người giải cứu nếu con người không xâm hại đến biển. Chúng tôi tha thiết cộng đồng cùng chung tay bảo vệ biển bằng những hành động thiết thực. Ngừng ngay việc xả rác thải xuống sông, biển, hồ.... ” - anh Trị và các thợ lặn ở Nha Trang cùng chung quan điểm.

PV 

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo EVNNPC và Công đoàn Tổng công ty gặp gỡ, trao quà nhân Tháng công nhân tại Công ty TNHH MTV Thủy điện Sa Pa

Lãnh đạo EVNNPC và Công đoàn Tổng công ty gặp gỡ, trao quà nhân Tháng công nhân tại Công ty TNHH MTV Thủy điện Sa Pa

(NB&CL) Ngày 3/5/2024, tại Nhà máy Thủy điện Nậm Toóng, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thủy điện Sa Pa (NPCHSP) và ông Nguyễn Ngọc Lương – Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty đã đến làm việc, đồng thời thăm hỏi, động viên các CBCNV NPCHSP.

Đời sống
TP HCM thí điểm cho thuê vỉa hè ở 11 tuyến đường trung tâm

TP HCM thí điểm cho thuê vỉa hè ở 11 tuyến đường trung tâm

(CLO) Các tuyến đường thí điểm thực hiện từ nay đến hết ngày 30/9 trên địa bàn quận 1 gồm: Hoàng Sa, Mạc Đĩnh Chi, Hải Triều, Chu Mạnh Trinh, Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo, Cô Bắc, Võ Văn Kiệt.

Đời sống
Nam Định: Sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an nếu phơi thóc, đốt rơm rạ trên đường gây hậu quả nghiêm trọng

Nam Định: Sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an nếu phơi thóc, đốt rơm rạ trên đường gây hậu quả nghiêm trọng

(CLO) Tỉnh Nam Định yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về những hành vi liên quan đến việc đốt rơm rạ, phơi thóc trên các trục đường giao thông, xả và đốt rác không đúng quy định xảy ra thuộc địa bàn quản lý.

Đời sống
Hội Chữ thập đỏ Nam Định phấn đấu vận động, trợ giúp ít nhất 2.000 địa chỉ nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ Nam Định phấn đấu vận động, trợ giúp ít nhất 2.000 địa chỉ nhân đạo

(CLO) Trong Tháng Nhân đạo năm 2024, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nam Định phấn đấu vận động nguồn lực đạt 7 tỷ đồng, trợ giúp ít nhất 2.000 địa chỉ nhân đạo với các hình thức trợ giúp và mức trợ giúp thích hợp.

Đời sống
Hưng Yên phát động Tháng Nhân đạo năm 2024: “Hành trình nhân đạo – Trao nhận yêu thương”

Hưng Yên phát động Tháng Nhân đạo năm 2024: “Hành trình nhân đạo – Trao nhận yêu thương”

(CLO) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hưng Yên phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

Đời sống