Thu hút FDI: Lợi thế của Việt Nam là lao động “thích ứng nhanh”

Thứ sáu, 04/09/2020 13:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại diện VAFIE chia sẻ sau đào tạo bài bản 3 tháng, công nhân Việt Nam đã có trình độ tay nghề tương đương với lao động Hàn Quốc...

Bài liên quan

Tại Tọa đàm “Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 4/9, các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách đã đưa những góc nhìn đa chiều trong đầu tư nước ngoài, đồng thời chỉ ra những điểm nghẽn cần tháo gỡ để Việt Nam tận dụng được làn sóng dịch chuyển.

Theo các chuyên gia, lợi thế của Việt Nam là lao động “thích ứng nhanh”

Theo các chuyên gia, lợi thế của Việt Nam là lao động “thích ứng nhanh”

Với góc nhìn của nhà hoạch định chính sách, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, chúng ta có thị trường gần 100 triệu dân, nguồn lực lao động trẻ dồi dào, chi phí sản xuất cạnh tranh, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cải cách thủ tục hành chính đang quyết liệt, vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới đang rộng mở, chúng ta nằm trung tâm Đông Nam Á với giao thông nhộn nhịp... đó là những yếu tố này làm tăng sức hấp dẫn của chúng ta.

Hơn nữa, việc Việt Nam tham gia nhiều FTA nên nhiều cơ chế có ưu đãi, thị trường miễn thuế đang mở rộng. Đặc biệt, thời gian qua việc xử lý thành công đại dịch Covid-19 với mục tiêu kép vẫn đạt được vì thế Việt Nam càng hấp dẫn hơn.

Cùng với đó, kể từ khi Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt thu hút FDI, cơ quan này đã phát huy hiệu quả rất tốt. Tổ công tác đặc biệt đã làm việc nhiều tập đoàn công nghệ, các dự án đúng với mục tiêu của chúng ta đặt ra. Qua quá trình làm việc có nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đã đàm phán đặt dự án quy mô lớn từ 500 triệu USD đến cả tỷ USD tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do quá trình này vẫn đang đàm phán nên không thể tiết lộ thông tin và dự án. Đặc biệt, nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn, tới đây một số CEO đi chuyên cơ riêng sẽ trình Thủ tướng xin đề xuất không cách ly để vào đàm phán đầu tư thuận tiện hơn, ông Hoàng chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đặt câu hỏi, vấn đề sóng FDI đến Việt Nam hay không? Việt Nam có tận dụng được không và những điểm nghẽn cản trở làn sóng dịch chuyển cũng cần làm rõ để tháo gỡ. 

Theo ông Toàn, với Việt Nam, nguồn nhân lực của chúng ta đang yếu về trình độ, tính kỷ luật, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có lợi thế là làm việc linh hoạt, sáng tạo. Đặc biệt, trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và trí tuệ nhân tạo - đây là điểm mạnh là tiềm năng của nhân lực Việt Nam.

Đơn cử, vừa rồi, Samsung đánh giá sau khi đào tạo bài bản 3 tháng, công nhân Việt Nam đã có trình độ tay nghề tương đương với lao động Hàn Quốc. Bằng chứng mới nhất là hiện đã có 2 kỹ sư làm việc trong bộ phận nghiên cứu, chế tạo camera của tập đoàn này tại Việt Nam, đại diện VAFIE chia sẻ. 

Với góc nhìn xuyên suốt, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, có ba yếu tố tác động là Trung Quốc +1, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch COVID-19 làm cho sự dịch chuyển với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn, toàn diện và rõ nét hơn.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn một cách thực tế, cứ nói tận dụng làn sóng dịch chuyển nhưng điều quan trọng là muốn gì và đã đạt được gì? Cho đến nay đầu tư nước ngoài phần lớn đến từ các nước châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và gần đây là Trung Quốc nhưng rất ít vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, châu Âu. Chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao lại như vậy, trong khi bản thân phía chúng ta đang kỳ vọng đầu tư từ Hoa Kỳ vì đây là đầu tư đòi hỏi công nghệ cũng như chất lượng lao động cao. “Phải xem nhà đầu tư nước ngoài muốn gì để đáp ứng”, ông Cung trăn trở. 

Theo vị này, chính sách pháp luật ổn định, thông suốt rất quan trọng vì nhà đầu tư nước ngoài nói chung và châu Âu nói riêng rất tuân thủ pháp luật. Còn về phần cải cách hạ tầng phải có quy mô để đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời phải tiếp cận, thu hút bằng chính sách, nghĩa là thiết kế may đo phù hợp với từng đối tác, trên cơ sở đó mới chọn lọc nhà đầu tư với tinh thần “cùng thắng”.

Bàn về tính pháp lý, vị này cho rằng nói hệ thống luật pháp của Việt Nam ổn cũng chưa hẳn đúng. Hiện, đa số cách tiếp cận xây dựng luật không theo thị trường. Khi triển khai thực hiện, chúng ta phải đưa ra nhiều văn bản, nghị định, thông tư hướng dẫn nhưng lại “chồng chéo”. Việc chính sách ban hành ra đúng với "ông này" nhưng lại sai với "ông kia. Có lẽ việc này nên khắc phục từ trên xuống chứ không thể từ dưới lên được, ông Cung nhấn mạnh.

 Ngọc An

Tin khác

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

(CLO) Cổ phiếu mã LEC của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC) bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn 'bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu'

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn "bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu"

(CLO) New Delhi không còn “bị ảnh hưởng bởi các đơn thuốc nhập khẩu” khi xây dựng chính sách đối ngoại và đo lường mọi thứ dựa trên lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar khẳng định trong một chuyên mục trên tờ The Indian Express.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi cập nhật mối quan hệ kinh tế của đất nước với Trung Quốc, ngay khi lãnh đạo Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp