Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Cần quan tâm hơn tới đội ngũ thầy thuốc ở tâm dịch

Chủ nhật, 12/09/2021 18:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Trường Sơn cho rằng, mỗi tua làm việc của bác sĩ, điều dưỡng 8-10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải. Thường xuyên phải trực cấp cứu đến 12 tiếng/ngày…

Tăng cường quan tâm tới đội ngũ thầy thuốc

Tại Bệnh viện Dã chiến ở Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh, một bác sĩ, điều dưỡng đã nỗ lực quản lý, điều trị khoảng 150 người bệnh.

Ca trực thì quá dài, nhưng các y, bác sĩ vẫn dốc tâm sức vì người bệnh. Đó là thực tế làm việc của đội ngũ y tế tại tâm dịch. 

Trước tình hình đó, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP. Hồ Chí Minh vừa gửi văn bản tới Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 của TP. Hồ Chí Minh đề nghị tăng cường hỗ trợ cho lực lượng nhân viên y tế.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: “Để có thể kiểm soát tình hình dịch COVID-19 ở TP.HCM, đòi hỏi sự chăm sóc của y tế tốt hơn để đảm bảo giảm tỷ lệ chuyển nặng, nguy kịch và tử vong trong số những người nhiễm COVID-19". Ông Sơn cũng cho rằng, "Thành phố HCM đã có sự tham gia chống dịch tích cực của đội ngũ thầy thuốc từ các bệnh viện tuyến trung ương và nhiều tỉnh, thành, nhưng vẫn cần có thêm sự chi viện".

thu truong nguyen truong son can quan tam hon toi doi ngu thay thuoc o tam dich hinh 1

Hiện nay công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân COVID-19 gây quá tải cho đội ngũ y tế.

Sau khi nắm bắt sâu sát thực tế, kiểm tra tại nhiều bệnh viện dã chiến và các cơ sở điều trị, chăm sóc người nhiễm COVID-19 ở TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có văn bản gửi đến Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP. Hồ Chí Minh đề nghị tăng hỗ trợ cho nhân viên y tế ở các Bệnh viện Dã chiến và sử dụng tình nguyện viên.

Theo Thứ trưởng, mỗi tua làm việc của bác sĩ, điều dưỡng 8-10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải. Thường xuyên phải trực cấp cứu đến 12 tiếng/ngày…

Việc chăm lo đời sống nhân viên y tế còn nhiều bất cập như phát cơm hộp, khẩu vị không được điều chỉnh phù hợp với lực lượng hỗ trợ đến từ miền Bắc vào nên ảnh hưởng sức khỏe chống dịch.

Trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 trong quá trình công tác được điều chuyển tới khu vực người bệnh, suất ăn được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn người bệnh 80 ngàn đồng/ngày. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên y tế không may nhiễm bệnh…

Để đảm bảo sức chiến đấu của nhân viên y tế, nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh và chất lượng điều trị, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP. Hồ Chí Minh đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP. Hồ Chí Minh có các giải pháp.

"Đảm bảo thời gian nghỉ sau khi kết thúc ca trực cho nhân viên y tế, không để làm việc liên tục trong thời gian dài mà không có ngày nghỉ; Đề nghị đơn vị cung cấp thực phẩm điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng; Nhân viên y tế không may mắc COVID-19 phải được đảm bảo chế độ ăn như thường ngày…", Thứ trưởng Sơn nêu.

Chăm sóc tốt bệnh nhân từ tuyến cơ sở

Đối với các tình nguyện viên hỗ trợ ở các Bệnh viện Dã chiến, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh được đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ. Tăng cường tập huấn để đảm bảo các tình nguyện viên làm việc hiệu quả, hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Trung tâm y tế các quận/huyện hoặc đơn vị tuyển chọn tình nguyện viên cần thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh COVID-19 cho tình nguyện viên trước khi đưa họ đến các khu điều trị.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Cùng với các bệnh viện thì mô hình các trạm y tế lưu động hoạt động rất tốt, chăm sóc được bệnh nhân ngay từ cơ sở. Mô hình này áp dụng ít nhất cho đến hết thời gian thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ. Bên cạnh đó tiếp tục đánh giá hệ thống thu dung, điều trị ở các cơ sở thu dung, quản lý F0, các bệnh viện dã chiến, các bệnh viện điều trị bệnh nhân ở tầng 2 để xem nguồn nhân lực đã đảm bảo đủ phục vụ cho người bệnh hay chưa.

Đồng thời quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của y bác sĩ, đặc biệt là từ các địa phương khác chi viện đến TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu là phải phải đảm bảo tốt điều kiện an toàn cho nhân viên y tế khi làm việc như: Khẩu trang, bảo hộ, dinh dưỡng…

Để TP. Hồ Chí Minh và các địa phương sớm khống chế dịch bệnh, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, Bộ Y tế đã kêu gọi và điều động khoảng 17 nghìn y bác sĩ, nhân viên y tế, kỹ thuật viên từ các bệnh viện tuyến trung ương và 35 tỉnh thành.

Đội ngũ này đang sát cánh với lực lượng y tế tại chỗ thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, xét nghiệm, tiêm chủng, chăm sóc và điều trị người nhiễm COVID-19.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe