Tỉ lệ lạm phát của Nga tăng cao nhất kể từ năm 2002

Thứ bảy, 14/05/2022 09:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo dữ liệu hôm (13/5), tỉ lệ lạm phát tiêu dùng ở Nga đã tăng lên 17,83%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2002, được thúc đẩy bởi đồng rúp biến động và các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây làm gián đoạn chuỗi hậu cần.

Theo dữ liệu từ dịch vụ thống kê liên bang Rosstat cho thấy, tuy lạm phát hàng tháng đã giảm xuống mức 1,56% (từ mức 7,61% vào tháng 3), thế nhưng tỉ lệ lạm phát tiêu dùng ở Nga vào tháng 4 đã tăng vọt lên 17,83%, đây là mức cao nhất trong vòng 20 năm.

Tại Nga, lạm phát đã tăng vọt kể từ khi Nga khởi động "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào ngày 24/2 khi các quốc gia phương Tây áp đặt hàng loạt các lệnh trừng phạt lên nền kinh tế của nước này.

ti le lam phat cua nga tang cao nhat ke tu nam 2002 hinh 1

Quang cảnh trụ sở của Ngân hàng Trung ương ở Moscow. Ảnh: Reuters.

Do tình hình bất ổn trong tháng 3, khiến giá nhiều loại hàng hóa từ thực phẩm đến ô tô sẽ vốn đã tăng cao, nay còn tăng cao hơn nữa.

Được biết, từ thực phẩm thiết yếu đến ô tô, với mức giá kỳ vọng sẽ còn tăng hơn nữa. Kể từ đó, đồng rúp đã phục hồi và đạt mức cao nhất gần 5 năm so với đồng euro vào thứ Sáu.

Theo Rosstat, giá cả thực phẩm, mối quan tâm lớn đối với những người dân Nga có thu nhập thấp, trong tháng Tư đã tăng bình quân 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số thực phẩm có mức tăng giá mạnh như trái cây và rau quả (33%), mỳ ống (29,6%), bơ (26,1%).

Ngân hàng Trung ương Nga dự báo lạm phát của cả năm 2022 có thể lên đến 23% trước khi giảm dần trong năm tới và trở về mức 4% vào năm 2024.

Vào ngày 12/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố các nước phương Tây sẽ phải chịu hậu quả lớn hơn từ chính các biện pháp trừng phạt mà những nước này áp đặt với Nga, đồng thời khẳng định nền kinh tế “pháo đài” của Nga sẽ kiên cường trước “mọi sóng gió”.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô