‘Tiêm trộn’ vaccine: Các nước thực hiện thế nào?

Thứ năm, 09/09/2021 09:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Do nguồn cung vaccine khó khăn, giới chức y tế nhiều nước, gồm cả những nước có nền y học tiên tiến đã đồng ý cho phép “tiêm trộn” giữa 2 loại vaccine COVID-19 khác nhau cho mũi 1 và mũi 2.

Thông thường, để triển khai tiêm chủng an toàn, hiệu quả và tạo sự yên tâm với người được tiêm, lựa chọn tốt nhất được khuyến nghị khi tiêm vaccine COVID-19 vẫn là sử dụng cùng một loại vaccine cho cả mũi 1 và mũi 2.

tiem tron vaccine cac nuoc thuc hien the nao hinh 1

Theo Bộ Y tế, nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất

Tuy nhiên, do nguồn cung vaccine vẫn là vấn đề nan giải tại nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với biến thể Delta xuất hiện và diễn biến xấu đi của dịch, giới chức y tế rất nhiều nước, gồm cả những nước có nền y học tiên tiến đã đồng ý cho phép tiêm kết hợp giữa 2 loại vaccine COVID-19 khác nhau cho mũi 1 và mũi 2.

Tối 8/9, Bộ Y tế cho biết, nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Trong trường hợp đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Vero Cell thì sẽ tiêm mũi 2 bằng vaccine Vero Cell. Tương tự, việc tiêm vaccine Sputnik V mũi 2 sẽ thực hiện cho người đã tiêm mũi 1 bằng chính loại vaccine này.

Phối hợp 2 vaccine ngừa COVID-19 là một biện pháp quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới khi đối diện nguy cơ thiếu hụt nguồn cung một vaccine nào đó cho người đến thời hạn tiêm mũi thứ 2. Việc làm này được tạp chí khoa học Nature gọi là "mix and match" vaccine, trong khi ở Việt Nam thường được gọi dân dã là "tiêm trộn".

Vào cuối tháng 8/2021, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đưa ra khuyến nghị rằng tuy vẫn nên ưu tiên tiêm 2 mũi vaccine cùng một loại, nhưng đối với vaccine mRNA thì trong các tình huống ngoại lệ như không nhớ mũi thứ nhất đã tiêm loại vaccine gì, hay không có sẵn sản phẩm vaccine cùng loại cho lần tiêm mũi 2, thì có thể sử dụng bất cứ loại vaccine mRNA nào sẵn có để sử dụng với khoảng cách tối thiểu 28 ngày.

Trước đó, vào ngày 13/8, Mỹ đã cho phép tiêm liều thứ 3 là vaccine Pfizer hoặc Moderna (đều dùng công nghệ mRNA) cho những người có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Giới chức y tế Mỹ khuyến cáo, nếu không có sẵn loại vaccine giống loại ban đầu đã tiêm (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna), họ có thể được tiêm bằng loại vaccine còn lại trong số 2 loại này.

Tại Canada, hồi đầu tháng 6, Ủy ban Cố vấn quốc gia về tiêm chủng (NACI) của Canada đã cập nhật hướng dẫn của họ về vấn đề tiêm kết hợp vaccine. Theo đó, Canada cho phép sử dụng vaccine Moderna và Pfizer thay thế cho nhau vì cả hai loại vaccine này đều sử dụng công nghệ mRNA tương tự nhau.

"Những người đã được tiêm liều đầu tiên là vaccine dùng công nghệ mRNA (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) nên được tiêm liều thứ 2 cùng loại vaccine mRNA. Nếu vaccine mRNA cùng loại không có sẵn, thì một loại vaccine mRNA khác được xem là có thể thay thế cho nhau và nên được tiêm để hoàn tất tiêm chủng", NACI khuyến nghị.

Những ngày gần đây, một số điểm tại TP HCM đã tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm Moderna ở mũi đầu.

Tại Đan Mạch, Viện Huyết thanh quốc gia (SSI) thuộc Bộ Y tế Đan Mạch cũng cho biết việc kết hợp vaccine AstraZeneca (liều 1) với liều 2 là Pfizer hoặc Moderna mang lại "khả năng bảo vệ tốt".

Trong khi đó, Cơ quan cấp phép dược của Nga ngày 26/7 đã cho phép 5 cơ sở y tế nước này tiến hành các cuộc thử nghiệm tiêm kết hợp vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược AstraZeneca sản xuất và vaccine Sputnik V của nước này sản xuất.

Cả hai mẫu Sputnik V và AstraZeneca đều là vaccine ngừa COVID-19 hai liều tiêm sử dụng công nghệ vector adenovirus, gồm mũi đầu tiên để kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 và mũi thứ hai là vaccine AstraZeneca nhằm tăng cường khả năng miễn dịch.

Thử nghiệm cho thấy không có tác dụng phụ nghiêm trọng và không có tình nguyện viên mắc COVID-19 sau tiêm.

Ngày 16/8, Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cho phép người đã tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc có thể tiêm mũi thưa hai là vaccine Pfizer, để thuận tiện cho việc di chuyển và nhập cảnh nước ngoài tại các quốc gia chưa phê duyệt vaccine do Trung Quốc sản xuất.

tiem tron vaccine cac nuoc thuc hien the nao hinh 2

Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca tiêm vaccine Sinovac tại bệnh viện Ankara. Ảnh: Reuters

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã tiến hành “tiêm trộn” vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac và AstraZeneca tiêm cho 1,5 triệu người và kết quả cho thấy khả năng miễn dịch tốt và an toàn.

Theo Bộ Y tế Thái Lan, sự kết hợp giữa vaccine Sinovac và AstraZeneca đã tăng cường khả năng miễn dịch lên mức tương tự như hai mũi tiêm AstraZeneca.

Bộ Y tế Thái Lan cho biết, công thức tiêm vaccine kết hợp giữa Sinovac-AstraZeneca sẽ được sử dụng hầu hết trong chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Thái Lan trong thời gian tới.

Tại Campuchia, hồi đầu tháng 8, Thủ tướng Hun Sen đã thông báo nước này sẽ dùng vaccine AstraZeneca để tiêm bổ sung cho những người đã tiêm đầy đủ 2 liều Sinopharm hoặc Sinovac. Trong khi đó, người đã được tiêm 2 mũi của AstraZeneca sẽ được tiêm mũi bổ sung là vaccine Sinovac.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe