Tiến sĩ Đại học Sorbonne “ôm” 100 tỷ về quê lập Bảo tàng… nước mắm!

Thứ năm, 16/07/2020 09:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là một con người vui tính và dễ mến. Anh Trần Ngọc Dũng tốt nghiệp Tiến sĩ khoa Quản trị kinh doanh tại trường ĐH Sorbonne danh tiếng của nước Pháp, từng có một quá trình kinh doanh thuận lợi ở nước ngoài - nhưng...

Sinh ra và lớn lên ở Làng chài ven biển Bình Hưng (TP. Phan Thiết), Trần Ngọc Dũng (SN:1975) học hành rất thành đạt, là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, được học bổng đi du học khoa Quản trị kinh doan tại Melbourne (Úc). Học thạc sĩ và tiến sĩ trường Paris Sorbonne của Pháp. 

Sau gần 20 năm làm thuê, làm chủ, rồi liên doanh trong ngành nghiên cứu thị trường, anh đã tích lũy được nhiều kiến thức về con người, thị trường, văn hóa... cũng như sự hiểu biết về những mô hình quảng bá sản phẩm địa phương thông qua kênh du lịch văn hóa. Đặc biệt, anh tích lũy được gần 100 tỷ đồng sau khi bán hết cổ phần cho phía đối tác Nhật Bản (một công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất nước Nhật). Anh “ôm” số tiền này trở về quê hương để thực hiện dự án “Làng Chài Xưa” với bao hoài bão...

Bảo tàng nước mắm “Làng Chài Xưa” - Bảo tàng nước mắm đầu tiên ở Việt Nam.

Bảo tàng nước mắm “Làng Chài Xưa” - Bảo tàng nước mắm đầu tiên ở Việt Nam.

Cũng đã có nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao một con người còn tương đối trẻ và năng động như anh lại không dùng số tiền đó để đầu tư vào một mô hình kinh tế có nhiều lợi nhuận khác? Tuy nhiên, qua cách anh thực hiện dự án “Làng Chài Xưa”, đáng để cho chúng ta khâm phục một con người luôn nặng lòng với “quê cha, đất tổ”, với làng nghề truyền thống của cha ông ngày xưa, để quyết tâm phục dựng lại thương hiệu “Nước mắm tĩn Phan Thiết”…

Trong không gian xưa ở khu phức hợp liền kề, gồm: Bảo tàng, nhà hát, nhà hàng, xưởng sản xuất nước mắm, nhà thùng, bãi đậu xe... có tổng diện tích 15.000m2 (360 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh sau khi “Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa” do anh thành lập trở thành “Bảo tàng nước mắm” đầu tiên tại Việt Nam:

+ Nội dung của show diễn “Huyền thoại làng chài” chắc hẳn có nhiều điều thu hút khán giả? Ngoài show diễn này, nhà hát có còn diễn chương trình nào khác không?

- TS. Trần Ngọc Dũng: Nhà hát được xây dựng và thiết kế riêng chỉ để diễn show Huyền thoại làng chài (Fishermen Show). Còn ý tưởng kịch bản từ chính bản thân tôi với mong muốn dựng lại câu chuyện về làng chài, cuộc sống mưu sinh cá, muối, mắm, tín ngưỡng thờ Cá Voi và đặc biệt là mối giao thoa văn hóa Kinh - Chăm thông qua 2 lễ Cầu Ngư và lễ Kate tại vùng đất này. Thật thú vị khi cả 2 dân tộc cùng có câu chuyện tương đồng. Truyện cổ Chăm lưu truyền về vị thần Pô Riyak (thần Sóng biển) như sau: Ngày xưa, có chàng Eh Wa xuất thân từ nông dân nghèo, bị bọn cường hào ác bá áp bức, quyết tâm ra đi tìm thầy học đạo. Sau bao năm tháng học tập dù chưa xong, nhưng do nỗi nhớ quê nhà, chàng xin thầy cho về để giúp đỡ mọi người. Thầy không cho song chàng vẫn kết bè vượt sóng về cố hương. Bị lời nguyền rủa của thầy, đến gần đất liền Eh Wa bị phong ba bão tố, vỡ bè, chàng bị cá mập nuốt sống. Vong hồn Eh Wa nhập vào Cá Voi để cứu độ ngư dân khi bị nạn. Eh Wa chết vì sóng nên được người Chăm truyền tụng là Pô Riyak. Như vậy thần Pô Riyak và Cá Voi rất tương đồng, được cả 2 dân tộc thờ cúng.

Câu chuyện về cá Ông và lễ Cầu Ngư hiện nay đã được chuyển thể diễn hằng đêm trên sân khấu nước lung linh trong show diễn “Huyền thoại làng chài” của nhà hát 4 tầng... Tất cả nhân sự và diễn viên cho show diễn mỗi đêm là 60 người, toàn bộ là nghệ nhân, diễn viên địa phương nhưng đã được đào tạo chuyên nghiệp nhiều năm tại TP.HCM... 1/3 số diễn viên là người Chăm cũng đã được đào tạo, họ nói, múa hát tiếng Chăm, còn lại là người Việt… đảm bảo các phần diễn liên quan đến mối quan hệ giữa 2 dân tộc Chăm - Kinh rất bản sắc và thật. Trong “Huyền thoại làng chài”, mối giao thoa Kinh - Chăm đã được dựng lại một phần thông qua vũ điệu Shiva này, lúc mạnh mẽ dữ dội, lúc thì chậm rãi huyền bí.

TS. Trần Ngọc Dũng bên trong khu “Nhà thùng” để sản xuất nước mắm với công thức xưa, cách làm xưa, nguyên liệu xưa…

TS. Trần Ngọc Dũng bên trong khu “Nhà thùng” để sản xuất nước mắm với công thức xưa, cách làm xưa, nguyên liệu xưa…

+ Đại dịch Covid-19 chắc chắn ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của toàn bộ công trình, anh có thể cho biết tình hình hoạt động của Nhà hát hiện nay?

- TS. Trần Ngọc Dũng: “Huyền thoại làng chài” đã diễn được 2 năm thì mới xảy ra đại dịch Covid-19, phải tạm ngưng 3 tháng và bắt đầu diễn lại từ ngày 6/6/2020 (chúng tôi không diễn chương trình nào khác ngoài phần phụ diễn các điệu múa trống Việt Nam, vũ điệu Chămpa và điệu múa của các nước Nga, Trung Quốc...  trước phần công diễn chính để chào đón du khách).

Hiện lượng khán giả đã khá ổn định do được nhiều khách du lịch, nhiều công ty du lịch biết đến, nên đang tăng dần và hoàn toàn đủ để duy trì, tái đầu tư cho show diễn trong nhiều năm tới… Sản phẩm nghệ thuật này là một phần trong gói sản phẩm du lịch của “Làng Chài Xưa” bao gồm: Thăm quan bảo tàng nước mắm, ăn trưa hoặc ăn tối, mua sắm đặc sản sạch và xem show diễn. Do đó nguồn thu nhập về tổng thể là khả quan, nếu chỉ là 1 sản phẩm đơn độc sẽ khó cân đối chi phí hơn.

+ Nguyên cớ gì khiến anh đề cao “nước mắm tĩn”, bây giờ ở Phan Thiết  liệu có còn cơ sở nào sản xuất nước mắm tĩn?

- TS. Trần Ngọc Dũng: “Nước mắm tĩn” chính là cái tên đã có từ 300 năm trước nhưng đã thất truyền suốt 50 năm qua. Nước mắm tĩn chính là cô đọng tất cả tinh túy của làng nghề xưa ở Phan Thiết, từ nghề cá, nghề làm muối, nghề làm mắm, nghề làm gốm của vùng đất Hamu Lithit (tên cổ tiếng Chăm của Phan Thiết)... Chính từ sự thừa hưởng kỹ nghệ ủ chượp của Chăm Pa (từ ủ chượp trong nước mắm có nguồn gốc từ tiếng Chăm) mà người Việt di dân vào Phan Thiết những năm 1693 đã phát huy, mở rộng quy mô sản xuất bằng thùng lều gỗ mít to và chế ra tĩn gốm đựng nước mắm chở ghe bầu bán khắp Việt Nam, biến Phan Thiết thành thủ phủ nước mắm lừng danh hàng trăm năm... Chúng tôi có một “Nhà thùng” để sản xuất nước mắm với công thức xưa, cách làm xưa, nguyên liệu xưa… Nhưng tĩn nước mắm bằng gốm ngày nay đã được chúng tôi khôi phục lại như cũ chỉ là kích thước và hình thức được cách điệu cho tinh tế, đẹp hơn và tiện dụng hơn ngày nay, đó là loại tĩn gốm 500ml thay vì 3,5 lít như ngày xưa.

+ Đến với Bảo tàng nước mắm, du khách sẽ được hướng dẫn viên dẫn dắt theo quy trình nào?

- TS. Trần Ngọc Dũng: Bảo tàng “Làng Chài Xưa” được chia ra thành 14 không gian tương tác ánh sáng dạng phim trường. Bạn sẽ ngược dòng thời gian vào không gian Chăm Pa ngàn năm, làng chài xưa 300 năm, nghe nhạc tại phố cổ Phan Thiết, thử tài gánh muối, làm dân chài, tìm hiểu cách thức làm nước mắm truyền thống, cách soi nước mắm ngon của các bậc bô lão... Ở đây chúng tôi còn trưng bày di ảnh của những người đầu tiên sản xuất nước mắm ở Phan Thiết, trong đó có cụ Trần Gia Hòa được coi là “Ông Tổ đầu tiên”, rồi bà Lục Thị Đậu, ông Cửu Phùng... Bảo tàng cũng sưu tầm và trưng bày 2 sắc dụ của vua Đồng Khánh và vua Khải Định công nhận “thương hiệu” nước mắm Phan Thiết.

Sở dĩ chúng tôi tái tạo đình vạn chài Thủy Tú vì đây là làng chài đầu tiên hơn 300 năm tuổi của Phan Thiết, nơi lưu giữ bộ xương Cá Ông dài 22m, nặng 65 tấn lớn nhất Đông Nam Á và lễ Cầu Ngư tại đình Vạn Thủy Tú vừa được nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới tuần rồi tại Phan Thiết. Ngoài ra ở đây hiện cũng đang lưu giữ hơn 100 bộ xương cốt cá Ông khác, với nhiều bộ có niên đại gần 300 năm. Bài Hò bá trạo của các ngư dân trong lễ hội Cầu Ngư cũng được tái hiện trong show diễn Huyền thoại làng chài”.

Ông Hồ Lộng Địch với nước mắm truyền thống

Đã có rất nhiều người hát ca khúc Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (một người con của Phan Thiết), bài hát nói về mối tình tuyệt vọng của Hàn thi sĩ với người con gái Phan Thiết: Nữ sĩ Mộng Cầm. Trong bài hát có câu: “… Người xưa nào biết chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa...”. Đó là ngày cưới của Mộng Cầm (Huỳnh Thị Nghệ) vào năm 1942 ở Phan Thiết.

Chồng nữ sĩ Mộng Cầm là Hồ Lộng Địch (1907-1973), họ sinh được 4 người con (3 gái, 1 trai). Đặc biệt, ông là người đầu tiên lập phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng nước mắm ở Phan Thiết. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Phú Quốc đều gửi mẫu ra Phan Thiết để ông kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận.

Địa điểm đặt phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng nước mắm đầu tiên, uy tín nhất tại Phan Thiết thời đó cũng là căn nhà mà gia đình ông Địch từng sinh sống nhiều năm (80A Trần Hưng Đạo - nay là 394 Trần Hưng Đạo). Nay căn nhà đã đổi chủ nhưng người dân Phan Thiết vẫn quen gọi là nhà bà Mộng Cầm.

Hà Đình Nguyên

Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp