Tiến sĩ Lê Cung có đề xuất đổi tên đường Alexandre De Rhodes ở TP. Hồ Chí Minh?

Thứ sáu, 29/11/2019 11:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi Đà Nẵng dừng việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes thì ở TP. Hồ Chí Minh đã có con đường này từ lâu. PGS.TS Lê Cung có ý định đề xuất đổi tên con đường này không?

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Ảnh:Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Ảnh:Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sự kiện Đà Nẵng dừng việc đưa tên 2 giáo sĩ có công hình thành chữ quốc ngữ là Francisco De Pina (Bồ Đào Nha) và Alexandre de Rhodes (Pháp) vào đề án đặt, đổi tên đường trên địa bàn thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước.

Ông Huỳnh Văn Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao TP. Đà Nẵng cho biết việc dừng đưa tên 2 giáo sĩ này vào đề án đặt, đổi tên đường là do có nhiều ý kiến trái chiều.

Trong khi đó, tại TP. Hồ Chí Minh, vị giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã được đặt tên cho một con đường ở quận 1 từ lâu.

Chúng tôi đã gọi rất nhiều cuộc điện thoại tới số máy của PGS.TS Lê Cung - Trường ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế) – người đứng đầu bản kiến nghị gửi Đà Nẵng, nhưng ông không nhấc máy. Dưới đây là trao đổi của chúng tôi với ông về sự việc này qua tin nhắn:

+ PV: Hiện nay có ý kiến phản đối việc thầy làm do chưa hiểu rõ đầu cuối vấn đề thầy đưa ra. Em rất mong được trò chuyện với thầy để làm rõ ý thầy hơn?

- PGS.TS Lê Cung: Mời đọc bản kiến nghị!

+ PV: Thầy có định gửi đề xuất tới UBND TP. Hồ Chí Minh đổi tên đường Alexandre de Rhodes không?

- PGS.TS Lê Cung: Đường Thái Văn Lung phải không?

+ PV: Ông ấy cũng được đặt tên đường rồi. Em muốn hỏi thầy về đường Alexandre de Rhodes ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh ạ?

- PGS.TS Lê Cung: Đường A D Rhodes nguyên là đường TVL. Chuyện kiến nghị với TP.HCM như anh hỏi, nếu có việc ấy thì để người khác. Tôi chưa nghĩ.

+ PV: Làm sao thầy biết dự định của Đà Nẵng mà gửi kiến nghị?

PGS.TS Lê Cung: Cứ đọc Bản kiến nghị thì rõ và đọc thế bài của nhóm sinh viên phỏng vấn anh N Đ Xuân nhé! (tôi hiểu là “đọc thêm bài của nhóm sinh viên phỏng vấn anh Nguyễn Đắc Xuân” - NV).

Chúng tôi cũng đã có cuộc điện thoại trao đổi với PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng- Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế, tuy nhiên, thầy Thắng từ chối trả lời và mời phóng viên liên hệ với PGS.TS Lê Cung bởi “thầy Cung là người chắp bút bản kiến nghị”.

Trong khi đó, trả lời báo Tuổi trẻ chiều hôm qua (28/11), PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế cho biết: “Tôi có nhận được lời đề nghị tham gia vào việc phản đối đặt tên đường hai vị giáo sĩ để gửi vào TP. Đà Nẵng. Tuy nhiên tôi đã từ chối”.

Tại TP. Hồ Chí Minh, đường Alexandre De Rhodes đã hiện diện rất lâu, hiện nay đường này là một cạnh của công viên 30/4, dài khoảng 300m, nối từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường Phạm Ngọc Thạch.

Theo một số tài liệu, con đường này mang tên Alexandre De Rhodes từ năm 1955. Ngày 4/4/1985, đường được đổi tên thành Thái Văn Lung. Đến năm 1995 lại được phục hồi tên Alexandre De Rhodes tới ngày nay.

Bản kiến nghị ghi danh 12 người gửi UBND TP. Đà Nẵng do PGS.TS Lê Cung đứng đầu đề nghị không dùng tên hai giáo sĩ Francisco De Pina (Bồ Đào Nha) và Alexandre de Rhodes (Pháp) vào việc đặt tên đường với lý do hai nhân vật này dù có công nhưng không phải người sáng tác chữ quốc ngữ và việc góp phần truyền bá chữ quốc ngữ là nhằm "dọn đường" cho thực dân vào đất nước ta.

Nghị định 91/2005/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng quy định không dùng tên các nhân vật đang có tranh cãi vào việc đặt tên đường.

Tử Hưng

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa