"Trường chuyên đã hết vai trò lịch sử"?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa: Cách đào tạo của trường chuyên đã quá cũ, không còn phù hợp

Thứ ba, 23/06/2020 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, cách đào tạo của trường chuyên đã quá cũ, không còn phù hợp. Phát triển dày đặc trường chuyên chủ yếu là để kiếm tiền.

LTS: Lịch sử trường chuyên ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1965 khi lớp chuyên Toán của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) được thành lập. Mô hình đào tạo này dựa trên cơ sở tham khảo cách làm của Liên Xô (cũ). Sau đó gần 10 năm, Trường phổ thông chuyên đầu tiên của cả nước được thành lập là Trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An và ngày 15 /10/ 1974). Từ đó đến nay, các trường chuyên được thành lập tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay đang có gần 80 trường chuyên hoạt động trong đó nổi bật như trường chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội), Trường Năng Khiếu (Hà Tĩnh) … Không thể phủ nhận trong một thời kỳ lịch sử, mô hình trường chuyên đã chứng tỏ sự ưu việt của nó. Các trường chuyên có đóng vai trò lớn trong việc đào tạo ra nhiều tài năng cho đất nước, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế.

Tuy nhiên, cùng với thời gian thì giáo dục đã có sự vận động, thay đổi. Đặc biệt, trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động tới mọi mặt của đời sống trong đó có giáo dục. Thậm chí đã có nhiều ý kiến cho rằng: “Trường chuyên liệu đã hết vai trò lịch sử?”

Để rộng đường dư luận, Báo Nhà báo và Công luận xin được mở ra bàn tròn để các chuyên gia giáo dục, các nhà giáo, nhà nghiên cứu và các phụ huynh bày tỏ quan điểm của mình xung quanh vấn đề đang gây nhiều tranh cãi này. 

Theo chuyên gia thì mô hình trường chuyên đã quá lỗi thời (ảnh Trinh Phúc).

Theo chuyên gia thì mô hình trường chuyên đã quá lỗi thời (ảnh Trinh Phúc).

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy – Hà Nội) cho rằng, quan điểm phát triển trường chuyên là quan điểm quá cũ, không còn phù hợp.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phát triển trường chuyên ở các trường đại học, các tỉnh đã làm méo mó giáo dục. Nếu để tồn tại trường chuyên thì nên dừng lại ở cấp Bộ (trung ương). Cả nước chỉ cần vài một trường chứ không cần đông đảo như hiện nay.

Tình trạng ở đâu cũng mở trường chuyên, thực tế để lợi dụng kiếm tiền. Đây là cách làm giáo dục khai thác kỳ vọng cha mẹ học sinh mong muốn con giỏi giang trong khi đào tạo kiểu bác học của các trường chuyên không còn phù hợp.

Thầy Nguyễn Văn Hòa cho rằng, giáo dục hiện nay là đào tạo con người toàn diện chứ không phải con người chuyên sâu (ảnh Trinh Phúc).

Thầy Nguyễn Văn Hòa cho rằng, giáo dục hiện nay là đào tạo con người toàn diện chứ không phải con người chuyên sâu (ảnh Trinh Phúc).

Thầy Hòa nhấn mạnh: “Giờ đây giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện chứ không phải đào tạo con người chuyên một khía cạnh nữa. Trường chuyên là đào tạo theo kiểu bác học cái này chỉ phù hợp với một số ít người.

Do đó, cả nước chỉ cần vài trường chứ không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có, thậm chí còn có chuyên cấp huyện. Việc lợi dụng phát triển trường chuyên quá nhiều sẽ kích thích xã hội chạy theo kiến thức một cách khô khan.

Dạy học theo cách chuyên là dạy kiến thức sâu, khi dạy sâu kiến thức thì không học thực hành. Học nặng về lý thuyết với các kiến thức đó đã từ “đời não đời nào” trong khi hiện nay yêu cầu là cần luyện về tư duy, khả năng thực hành. Nếu chỉ dạy về lý thuyết không thì không hiệu quả”.

Phân tích về sự bất cập của cách dạy học chuyên, thầy Hòa nhận xét, ở thế kỷ XVII – XVIII người ta càng chuyên sâu càng tốt nhưng bây giờ, phát triển lên thời đại công nghệ, thời đại kết nối kiến thức nhiều ngành nên tư duy chuyên sâu đã lỗi thời.

Trường chuyên mục đích là đào tạo nhân tài nhưng nhân tài lấy đâu ra một tỉnh mấy nghìn người. Người ta lợi dụng điều này làm hỏng hàng nghìn đứa trẻ.

Nếu trẻ có tư duy giỏi được đào tạo để phát triển toàn diện đi vào những năng lực xã hội, năng lực khoa học tự nhiên thì tốt hơn nhiều so so với đi chuyên quá sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành. Thậm chí nếu nhào nặn quá sẽ làm cho trí não của trẻ bị ảnh hưởng.

Vì thế, đào tạo nhân tài chỉ ở cấp Bộ và giao cho các trường đại học trọng điểm đào tạo. Còn các cấp tỉnh tập trung vào đào tạo học sinh phát triển toàn diện. “Càng mở trường chuyên, lớp chuyên thì càng làm cho giáo dục lệch lạc, tạo ra những con người lệch lạc” – thầy Hòa khẳng định.

Trinh Phúc

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục