Tiến tới trình Quốc hội xác định toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Thứ ba, 21/03/2023 19:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ KH&ĐT rà soát lại và xác định đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu trong Lộ trình thực hiện thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030; tiến tới trình Quốc hội xác định toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Theo đó, ngày 21/3/2023, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 85/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.

tien toi trinh quoc hoi xac dinh toan bo cac muc tieu chi tieu phat trien ben vung cua viet nam hinh 1

Thủ đô Hà Nội.

Trong Thông báo kết luận, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong Lộ trình thực hiện đối với tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ý đối với các mục tiêu, chỉ tiêu Việt Nam có khả năng đạt được thì trình Quốc hội xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và tăng dần số lượng mục tiêu, chỉ tiêu loại này. Mục tiêu, chỉ tiêu nào đã đạt được cần tiếp tục đẩy mạnh hơn, nâng cao hiệu quả thực hiện; chưa đạt thì cũng cần xác định rõ mục tiêu để phấn đấu thực hiện. Về lâu dài, phải tiến tới trình Quốc hội xác định toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững hàng năm để báo cáo cấp có thẩm quyền; xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng chỉ tiêu, mục tiêu trong Lộ trình.

Các Bộ, ngành được giao chủ trì thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phải tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, phương pháp thống kê, số hóa, ứng dụng công nghệ để tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện đối với từng mục tiêu, chỉ tiêu; lưu ý tham khảo tiêu chí theo dõi, cách thức đánh giá theo Bộ công cụ của Liên minh nghị viện thế giới, của nghị viện các nước về đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững. Nghị quyết đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam gồm: (1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; (2) Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; (3) Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; (4) Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; (5) Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; (6) Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; (7) Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; (8) Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; (10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội; (11) Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng; (12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; (13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; (14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; (15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; (16) Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp; (17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức
Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

(CLO) Chiều 4/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Tin tức
Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, thời gian vừa qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024, có những hội nghị có hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến.

Tin tức
Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho các nhà đầu nước ngoài, Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp.

Tin tức