Tiếp bài sông Ngũ Huyện Khê bị “bức tử”: Cận cảnh nguyên nhân

Thứ hai, 15/06/2020 11:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Làng nghề giấy Phong Khê  TP. Bắc Ninh cả làng chỉ có một nhà máy xử lý nước thải với công suất 5.000 m3/ngày, đêm đáp ứng 50% lượng nước thải cần được xử lý. Tại CCN Phú Lâm chưa có nhà máy xử lý nước thải. Hiện tất cả nước thải sản xuất đều đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê.

Bài liên quan
Dòng nước đen ngòm hôi thối qua cống Quả Cảm, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh chảy thẳng ra sông Cầu. Ảnh HL.

Dòng nước đen ngòm hôi thối qua cống Quả Cảm, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh chảy thẳng ra sông Cầu. Ảnh HL.

Như Congluan.vn, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Sông Ngũ Huyện Khê có độ dài 24 km chảy qua 4 đơn vị hành chính gồm: Huyện Yên Phong, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và TP. Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê có vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước về mùa mưa, lấy nước phục vụ hoạt động sản xuất cho hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp của các địa phương dọc hai bên bờ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng nước sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các làng nghề, khu dân cư và các cơ sở sản xuất trên lưu vực, đặc biệt là nước thải làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, Cụm công nghiệp (CCN) Phong Khê và CCN Phú Lâm. Chính vì vậy, sông Ngũ Huyện Khê được coi là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đến chất lượng nước sông Cầu, đặc biệt là vào mùa khô.

Dưới lòng sông, đằng sau mỗi doanh nghiệp sản xuất giấy là những bãi sình lầy như thế này. Ảnh H.L.

Dưới lòng sông, đằng sau mỗi doanh nghiệp sản xuất giấy là những bãi sình lầy như thế này. Ảnh H.L.

Được biết, địa bàn nơi có sông Ngũ Huyện Khê chảy qua tại tỉnh Bắc Ninh hiện có Hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2015, xử lý nước thải cho khu vực nội thị, thị xã Từ Sơn. Công suất tối đa cho giai đoạn 1 là 33.000 m3/ngày.đêm.

Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê hiện đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất giai đoạn I là 5.000 m3/ngày đêm. Theo Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, hiện nhà máy này mới chỉ đáp ứng được một nửa khối lượng nước thải cần phải xử lý tại làng nghề này.

Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê mới chỉ đáp ứng được 50% khối lượng nước thải cần được xử lý. Ảnh HL.

Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê mới chỉ đáp ứng được 50% khối lượng nước thải cần được xử lý. Ảnh HL.

Nước thải từ hoạt động sản xuất giấy tại làng nghề Phong Khê đặc quánh không được xử lý đổ trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê. Ảnh HL.

Nước thải từ hoạt động sản xuất giấy tại làng nghề Phong Khê đặc quánh không được xử lý đổ trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê. Ảnh HL.

Ông Lê Đức Thọ Chi cục trưởng - Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho biết thêm, hiện tại CCN Phú Lâm (huyện Tiên Du) không có nhà máy xử lý nước thải. Do vậy, tất cả nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất đều được đổ trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê. Theo ông Thọ, dây truyền sản xuất hiện nay tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề giấy Phong Khê và CCN Phú Lâm Dây đều có công nghệ lạc hậu, chưa có sự cải tiến, tất cả các máy móc đều từ Trung Quốc.

"Để xử lý ô nhiễm môi trường cho CCN Phú Lâm, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thu gom rác để xử lý nước thải, rác thải cho các cơ sở hoạt động trong CCN Phú Lâm theo Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 6/7/2016 và giao cho Công ty cổ phần môi trường xanh Kinh Bắc làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, cho tới nay dự án này vẫn chưa được triển khai". Ông Thọ cho biết thêm.

Trước tình trạng sông Ngũ Huyện Khê đang bị "bức tử", PV báo Nhà báo & Công luận đã ghi nhận thêm những thông tin về các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường.

Chúng tôi đã phản tính thực trạng nói trên tới các cơ quan chức năng tại địa phương là UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND phường Phong Khê (TP Bắc Ninh), UBND xã Phú Lâm (huyện Tiên Du, Bắc Ninh), Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên các đơn vị nói trên đều cho biết, đây là thực trạng có từ lâu, nhưng chưa có phương án xử lý.

Điều này cho thấy, có sự bỏ ngỏ trong quản lý của các cơ quan chức năng tại địa phương, để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ồ ạt xả thải như đã phản ánh. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Đường dẫn vào Cụm công nghiệp Phú Lâm giấy vụn được xếp cao hai bên đường. Ảnh HL.

Đường dẫn vào Cụm công nghiệp Phú Lâm giấy vụn được xếp cao hai bên đường. Ảnh HL.

Dòng nước sền sệt chảy quanh CCN Phú Lâm rồi chảy ra sông Ngũ Huyện Khê. Ảnh HL.

Dòng nước sền sệt chảy quanh CCN Phú Lâm rồi chảy ra sông Ngũ Huyện Khê. Ảnh HL.

Ống khói đen kịt từ một nhà máy sản xuất tại CCN Phú Lâm. Ảnh HL.

Ống khói đen kịt từ một nhà máy sản xuất tại CCN Phú Lâm. Ảnh HL.

Nước thải chảy ra từ một nhà máy sản xuất giấy tại Khu Châm Khê - Phong Khê TP. Bắc Ninh. Ảnh H.L.

Nước thải chảy ra từ một nhà máy sản xuất giấy tại Khu Châm Khê - Phong Khê TP. Bắc Ninh. Ảnh H.L.

Rác thải được xả trực tiếp ra các dòng kênh, mương rồi chảy trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê như thế này. Ảnh H.L.

Rác thải được xả trực tiếp ra các dòng kênh, mương rồi chảy trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê như thế này. Ảnh H.L.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngang nhiên xả nước thải không qua xử lý ra môi trường như thế này. Ảnh H.L.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngang nhiên xả nước thải không qua xử lý ra môi trường như thế này. Ảnh H.L.

Người dân tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du cho biết, vào mùa khô hoàn toàn có thể đi trên rác từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ảnh HL.

Người dân tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du cho biết, vào mùa khô hoàn toàn có thể đi trên rác từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ảnh HL.

không chỉ có nhiệm vụ tiêu nước hệ thống sông Ngũ Huyện Khê còn có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất cho hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp của các địa phương dọc hai bên bờ. Ảnh TL.

không chỉ có nhiệm vụ tiêu nước hệ thống sông Ngũ Huyện Khê còn có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất cho hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp của các địa phương dọc hai bên bờ. Ảnh TL.

Có những nơi rác thải dưới lòng sông dày tới cả mét. Ảnh HL.

Có những nơi rác thải dưới lòng sông dày tới cả mét. Ảnh HL.

Bảo Ngân

Tin khác

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024

(CLO) Ngày 2/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình tổ chức tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 tại một số địa phương trong tỉnh.

Đời sống
Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

(CLO) Để chủ động các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, đặc biệt trong dịp hè, Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo cần bố trí các biển cảnh báo, biển cấm và các giải pháp để bảo đảm an toàn; gia đình và nhà trường tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em,...

Đời sống
Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài đã được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống
ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

(CLO) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức trao tặng 50.000 cây giống gỗ lớn Lim, Huê cho các hộ dân khó khăn tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đời sống
Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

(CLO) Liên quan đến thông tin cho rằng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) tham gia vui chơi cùng nhóm người trên sông Pô Cô, trong đó có người chết đuối, UBND huyện này khẳng định thông tin trên là sai sự thật.

Đời sống