Tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, không lơ là, chủ quan trước đại dịch

Thứ ba, 23/02/2021 11:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chính phủ xác định phương châm hành động trong thời gian tới là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển"; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, không lơ là, chủ quan trước đại dịch...

Sáng nay (23/2), tiếp theo phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trình bày Dự thảo báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (23/2).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, quán triệt phương châm ngay từ đầu nhiệm kỳ là ‘‘Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ Nhân dân”, kế thừa kinh nghiệm quản lý, điều hành từ các nhiệm kỳ trước, Chính phủ đã khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch, triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020.

Hằng năm Chính phủ đều đề ra phương châm hành động, quan điểm điều hành và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn, không ngừng đổi mới, cải cách mạnh mẽ, kiên định, quyết tâm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội đề ra.

Đặc biệt, trước tình hình dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thống nhất quan điểm điều hành với tinh thần “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gắp ba”, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép": vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa tập trung phục hồi và phát triển KTXH, bảo đảm đời sống nhân dân. Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong điều kiện “bình thường mới”.

Trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã đạt được những kết quả nổi bật đó là: Chủ động, quyết liệt, ứng phó kịp thời, ngăn chặn, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.

Về thúc đẩy phát triển kinh tế, Chính phủ luôn kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển thị trường nội địa. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế của từng ngành; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, thu hút các nguồn lực cho phát triển. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, cơ chế điều phối, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị và xây dựng nông thôn mới.

Theo dõi sát tình hình, xây dựng kịch bản tăng trưởng với phương án, giải pháp kịp thời, phù hợp tình hình. Phối hợp, điều hành các chính sách vĩ mô theo hướng đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%. Trước tác động của dịch COVID-19, Chính phủ đã nhanh chóng xây dựng phương án, kịch bản phục hồi kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”.

Cùng với đó, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng ngành; khơi dậy tỉnh thần khởi nghiệp, thu hút các nguồn lực cho phát triển. Tập trung phát triển công nghiệp trở thành trụ cột của nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung thúc đẩy phát triên công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao gắn liền với việc hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu” trên một số lĩnh vực, sản phẩm, bước đầu hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm an ninh năng lượng để phát triển bền vững.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ và hằng năm, Thủ tướng Chính phủ đã gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, đề ra các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Tập trung hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết của Đảng. Trong bối cảnh đại dịch COVID - 19, Thủ tướng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến để bàn các giải pháp cùng doanh nghiệp “nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”.

Cùng với đó, Chính phủ đã thực hiện tốt các chính sách xã hội, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với người có công với cách mạng; xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh và an toàn cho người dân, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội. Đặc biệt, trước tác động của dịch Covid-19, quán triệt tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Quang cảnh phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong phòng chống tham nhũng, Chính phủ thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng; phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm, thu hồi số lượng lớn tiền và tài sản; ban hành cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân.

Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt và đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; số vụ việc khiếu nại, tố cáo và số đoàn đông người giảm, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân. Xử lý hiệu quả các tranh chấp đầu tư quốc tế, giảm thiểu thiệt hại cho nhà nước.

Dự thảo Báo cáo cũng nhìn nhận rõ những tồn tại, hạn chế. Đó là: Kỷ cương, kỷ luật hành chính, đổi mới lề lối làm việc trong một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc chuẩn bị một số hồ sơ dự án, dự thảo văn bản pháp luật trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc có trường họp còn chậm.

Việc tổ chức thi hành pháp luật còn chậm. Trách nhiệm của một số bộ, cơ quan, địa phương trong phối họp công việc chưa cao dẫn đến kéo dài thời gian xử lý…

Từ thực tiễn 5 năm qua, Chính phủ đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm. Cụ thể: Một là, luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội; huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước.

Hai là, coi trọng công tác dự báo, bám sát thực tiễn, thống nhất cao trong nhận thức và hành động; đề cao tính chủ động, đổi mới, sáng tạo và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành.

Ba là, khơi dậy truyền thống, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa tốt đẹp, tinh thần nhân ái và niềm tự hào dân tộc, khát vọng phát triển và vươn lên mạnh mẽ.

Bốn là, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng địa phương; xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường, đổi mới, hội nhập và phát triển.

Năm là, biến thách thức thành cơ hội, đổi mới tư duy, cách làm với phương châm phục vụ người dân, doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thích ứng nhanh với bối cảnh mới.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Chính phủ xác định phương châm hành động trong thời gian tới là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, không lơ là, chủ quan trước đại dịch; tranh thủ thời cơ, nỗ lực phục hồi và phát triển KTXH trong “trạng thái bình thường mới” với khát vọng phát triển, tinh thần đổi mới sáng tạo, cải cách mạnh mẽ, quyết liệt hành động hơn nữa.

Cùng với đó, phát huy trách nhiệm người đứng đầu, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2021, tạo nền tảng vững chắc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

Quốc Trần

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức