Tiết lộ kế hoạch của chính quyền ông Biden về thỏa thuận thương mại Mỹ -Trung

Chủ nhật, 31/01/2021 16:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ xem xét thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung cùng với tất cả các biện pháp an ninh quốc gia do người tiền nhiệm Donald Trump đưa ra.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Getty

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Getty

Trong cuộc họp với giới truyền thông hôm 29/1, Thư ký báo chí Nhà Trắng – bà Jen Psaki cho biết - chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ xem xét tất cả mọi biện pháp an ninh quốc gia do cựu Tổng thống Donald Trump từng đưa ra, bao gồm cả thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được Mỹ và Trung Quốc ký kết vào tháng 1/2020.

Khi được hỏi về việc Tổng thống Joe Biden có kéo dài thời hạn của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung hay không, bà Psaki cho biết điều này còn phụ thuộc vào cách tiếp cập an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Ngoài ra, bà Psaki cũng cho biết chính quyền Tổng thống Biden sẽ tập trung vào việc tiếp cận mối quan hệ Mỹ - Trung “từ một vị thế mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc phối hợp và trao đổi với các đồng minh và đối tác của chúng tôi về phương thức làm việc với Trung Quốc”.

Vào tháng 1/2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giải đoạn 1 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thỏa thuận này được coi là một bản đình chiến giữa hai nước, tạm ngưng cuộc thương chiến kéo dài gần 18 tháng của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Trong giai đoạn cuộc thương chiến diễn ra, hàng trăm tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ và Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đòn thuê quan và làm giảm giao thương giữa hai nền kinh tế.

Theo cam kết trong thỏa thuận, Bắc Kinh sẽ tăng mua hàng hóa nông nghiệp, sản xuất, năng lượng và dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức trong năm 2017 trong vòng 2 năm. Tuy vậy, do sự bùng phát mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19, sức mua hàng hóa và dịch vụ Mỹ của Trung Quốc đã giảm rất nhiều trong năm 2020.

Ông Chad Bown – thành viên tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson – chia sẻ nhận định trong phân tích công bố hồi đầu năm nay cho thấy, sức mua của Trung Quốc về mua hàng hóa Mỹ trong năm 2020 đã giảm 42% so với cam kết mà Bắc Kinh từng đưa ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Một nguồn tin từ quan chức cấp cao Mỹ tiết lộ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đến nay vẫn chưa hề có thay đổi với thuế quan Mỹ áp với khoảng 370 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong quá trình xem xét.

“Chúng tôi hoãn những thay đổi khi tiến hành xem xét và đánh giá toàn diện để xác định các cách thức tốt nhất để hợp tác chung với các quốc gia khác nhằm gây sức ép tối đa với Trung Quốc”, quan chức này chia sẻ.

Trong văn bản trả lời các câu hỏi từ các nhà lập pháp hồi tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng đề cập tới thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc và cho biết Washington sẽ làm việc với các đồng minh để giải quyết những vấn đề liên quan tới Trung Quốc.

Còn theo ông Doug Barry – phát ngôn viên của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc, chính quyền ông Joe Biden sẽ xem xét lại các thỏa thuận thương mại và các chính sách khác của người tiền nhiệm là hợp lý, tuy vậy, ít có khả năng sẽ hủy bỏ.

 “Chúng tôi không tập trung quá nhiều về quy trình tại thời điểm này. Trung Quốc vẫn còn 11 tháng nữa để hoàn thành cam kết mua thêm 200 tỷ USD các hàng hóa và dịch vụ của Mỹ”, ông Barry nhấn mạnh.

Hương Vũ

                                                                                                                           

Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp