Tiểu Quyên: “Văn chương là soi xuống thân phận con người”

Thứ sáu, 02/10/2015 14:45 PM - 0 Trả lời

CLO - Nhà văn trẻ Tiểu Quyên vừa được trao Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM 2014 cho biết chị đang hoàn tất bản thảo tạp văn với khá nhiều chia sẻ, chiêm nghiệm về cuộc sống.

CLO - Nhà văn trẻ Tiểu Quyên vừa được trao Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM 2014 cho biết chị đang hoàn tất bản thảo tạp văn với khá nhiều chia sẻ, chiêm nghiệm về cuộc sống. Có bốn phần: Mơ-Yêu-Di-Lặng, trong đó có một câu chuyện về bức thư viết tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần gửi về quê năm chị mới 13 tuổi. Tiểu Quyên bảo đó cũng là một kỷ niệm quý giá cho đường nghề và nghiệp viết của chị sau này.

[caption id="attachment_49660" align="aligncenter" width="300"]Nhà văn Tiểu Quyên Nhà văn trẻ Tiểu Quyên[/caption] Vì sao đến bây giờ chị mới kể lại câu chuyện có ý nghĩa này?

- Tôi vốn chưa từng có ý định kể điều gì về tuổi thơ, ký ức hay những kỷ niệm với ai đó trong cuộc đời mình, cho đến khi trong đầu tôi có thôi thúc muốn viết một cuốn tạp văn. Có những ký ức, cảm xúc đã trôi đi rất xa nhưng khi ngồi lại với những con chữ, kỳ lạ mọi thứ lại trở về rõ mồn một. Tôi không phải kể những câu chuyện của mình, tôi muốn những người tôi quen sẽ nhìn thấy họ đâu đó trong những năm tháng xa ngái của cuộc sống mà chắc chắn họ đã quên lãng. Tôi mong độc giả có thể đồng điệu, nhìn thấy tâm tư của chính mình về những ký ức đẹp đẽ xa xôi hay thấu cảm cùng những sẻ chia hiện tại.

[caption id="attachment_49661" align="aligncenter" width="300"]Nhà văn Tiểu Quyên đang trả lời phỏng vấn trong buổi giao lưu Ngày thơ Việt Nam Tiểu Quyên đang giao lưu cùng bạn thơ trong Ngày thơ Việt Nam[/caption]

Tạp văn của chị vẫn còn dưới dạng bản thảo, nhưng chị có thể chia sẻ trước về câu chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần?

- Đó là ký ức đẹp đẽ của tôi nhưng chắc chắn là xa xôi và quên lãng với anh Nguyễn Ngọc Thuần. Hơn 10 năm sau ngày nhận thư, tôi mới gặp lại anh – chính xác hơn là chỉ nhìn thấy anh trong buổi giao lưu với độc giả Văn học tuổi 20 (anh đoạt giải ba trong Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 với tác phẩm Giăng giăng tơ nhện). Có lẽ anh cũng không thể nhớ nổi đã từng viết thư cho tôi, vào những năm tháng mà đứa trẻ trong tôi khi ấy còn nghĩ Sài Gòn là một giấc mơ xa xỉ. Năm 13 tuổi, tôi có viết truyện Đêm giao thừa trên giấy học trò và gửi báo Mực Tím Xuân. Ba tháng sau, tôi bất ngờ thư của anh Thuần (khi ấy anh công tác ở báo Mực Tím). Anh viết hồi âm gần hai mặt giấy học trò. Bức thư ấy tôi đã giữ kỹ trong ngăn bàn, nhưng sau này đã để lạc mất trong những cuộc chuyển dời. Tôi không biết ngày ấy anh Thuần có tận tụy gửi thư phản hồi và động viên cho từng tác giả hay không. Nhưng cũng nhờ bức thư ấy mà tôi có niềm tin hẳn. Đại khái anh bảo truyện Đêm giao thừa của tôi viết ổn, nhưng vì báo Tết đã lên khuôn nên không thể sử dụng. Anh nói rằng tôi có khả năng viết lách nhưng cần cố gắng thêm. Tôi mang lá thư đi khoe khắp nhà. Sau này tôi mới biết có một dạng… chê khéo mà không làm mất lòng người nghe. Có lẽ tôi ở trường hợp này mà hồn nhiên cứ nghĩ mình được anh Thuần khen thật (cười).

Có lẽ nào bức thư ấy là động lực để chị trở thành nhà văn?

- À không phải đâu. Bức thư ấy chỉ cho tôi niềm tin và ‘lên mặt’ với chị gái rằng: này nhé, em viết văn được khen đấy nhé chỉ là tại báo đã lên khuôn rồi thôi. Vì hồi nhỏ, nghe tôi nói sau này em sẽ viết sách, chị tôi cười bảo: “để chị kê gối cho em ngủ mơ cho cao nha cưng”. Tôi tức anh ách vì chị không thèm tin mà còn nói tôi ở trên trời. (sau này chị là người đầu tiên tôi chia sẻ mỗi tác phẩm mới để được góp ý hoàn chỉnh). Chị nói vậy vì nhà tôi nằm giữa cánh đồng heo hút – nơi mỗi sáng không ai đọc báo, người ta chỉ nghe tin tức từ chiếc loa cũ sáng nào cũng có câu chào quen thuộc: “Đây là Đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ thủ đô Hà Nội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”. Cái loa có khi treo ở đầu đình, có chỗ trên cây me, phát ra rả những bảng tin thời sự mỗi sáng nhưng có lúc nghe rè rè, tiếng được tiếng mất. Đi học tôi có may mắn lắm cũng chỉ mượn được những tờ báo Thiếu niên tiền phong, số phát hành cũ thường trễ mất vài ba tháng trước khi được chuyển tặng về thư viện trường. Lâu lâu chị gái đi chợ huyện mua báo Mực Tím về đọc thì tôi đọc ké. Cơm ăn còn không có mà mơ gì viết văn, đúng là hão huyền quá đi mà. (cười).

[caption id="attachment_49663" align="aligncenter" width="249"]644445_474423959373681_1341156346819115739_n Nụ cười văn trẻ[/caption] Vậy trở thành nhà văn, nhà báo là duyên may nào của chị?

- Đó không phải là duyên may, đó là sự lựa chọn – dù cũng có những lựa chọn nghe cũng rất… văn chương tình cờ. Cấp ba tôi chuyển lên TP.HCM học rồi (trường THPT Ngô Quyền, Q.7), điều kiện tiếp xúc đô thị và “dòng chủ lưu thời sự” đã ổn hơn nhiều. Tôi thích nghệ thuật nhưng… không có năng khiếu nhạc họa. tự biết mình giỏi Anh văn, Văn và Toán, thích hợp thi khối D nhất. Sau đó chọn trường ĐKHXH&NV, trong đó có khoa Ngữ văn & báo chí, quá hợp với sở trường. Ai cũng khuyên nên thi “hờ” thêm trường nữa hoặc nguyện vọng 2, tôi nhất quyết không. Không phải bản lĩnh mà là “điếc không sợ súng”, đi thi bằng… niềm tin nhất định sẽ đậu. Tôi không thể và cũng không muốn làm điều gì bản thân không thích. Những năm tháng đó tôi có viết truyện cho báo Áo Trắng, nghĩ mình yêu văn chương có học gì cũng muốn viết văn thôi theo học ngành “chữ nghĩa” cho rồi.

Nhưng sau này có còn ai đó nói gì có ý nghĩa mà chị vẫn nhớ lâu như bức thư động viên năm nào của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần?

- Câu hỏi của bạn làm tôi nhớ đến lời của diễn viên-người mẫu Anh Thư. Lúc tôi phỏng vấn Thư xong, chị bảo tôi thật may mắn khi làm công việc "đi gom” những tinh túy, chiêm nghiệm sống từ người khác. Mỗi người một cách sống trò chuyện với 100 người tôi cũng mang về cho mình 100 triết lý sống có giá trị. Tôi vẫn tin lá thư của anh Nguyễn Ngọc Thuần năm ấy là một lời động viên, khích lệ cho một cô bé học trò còn quá nhỏ để hiểu được văn chương là gì, quá non nớt để hiểu được kỹ năng viết lách và chắc chắn là không nghĩ sâu về đam mê. Tôi nhớ lời cô giáo dạy Văn của tôi năm lớp 9: “Học không bao giờ thừa”. Tôi giữ lời dạy của thầy ở giảng đường: làm báo mắt sáng lòng trong bút sắt, nhắc nhớ của bậc cha chú làng văn: văn chương là soi xuống thân phận con ngườ... Tôi chắt lọc những lời nói, những tinh túy của đời để sống, có thể từ đời thực cũng có thể trên phim ảnh. Một câu nói tôi tâm đắc, có lẽ bạn cũng vậy chính là lời cuối cùng trong bộ phim Ba chàng ngốc của Ấn Độ: Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ đến với bạn.

Câu hỏi cuối, cuốn tạp văn của chị dự định chừng nào sẽ ra mắt độc giả?

- Tôi đang có hai dự án song song, tôi muốn ‘bước qua trước” chứ không dám nói trước một thời gian cụ thể nào. Nhưng cũng giống như báo, tôi đã đặt ra cho mình một deadline và chắc chắn sẽ hoàn thành đúng thời điểm. Khi ấy tôi hy vọng sẽ được mọi người đón nhận như Cỏ đồi phương Đông.

Xin cảm ơn Tiểu Quyên!

Tiểu Vũ thực hiện

Tin khác

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa
Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa