Tiêu thụ nông sản thời COVID-19: Bài học từ quả vải Bắc Giang

Thứ năm, 05/08/2021 08:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù phải chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đúng vào thời điểm chính vụ thu hoạch nhưng quả vải Bắc Giang vẫn thu được giá trị cao để lại những bài học trong về sản xuất, tiêu thụ nông sản đối với các địa phương.

Dù phải chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đúng vào thời điểm chính vụ thu hoạch nhưng quả vải Bắc Giang vẫn thu được giá trị cao. Ảnh: TL

Dù phải chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đúng vào thời điểm chính vụ thu hoạch nhưng quả vải Bắc Giang vẫn thu được giá trị cao. Ảnh: TL

Quả vải đạt giá trị cao giữa đại dịch

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, Bắc Giang là địa phương đã phải chịu những thiệt hại hết sức nặng nề khi dịch bệnh tấn công vào các khu công nghiệp với sức tàn phá khủng khiếp của biến chủng mới và trở thành tâm dịch của cả nước với 5.713 ca nhiễm.

Mặc dù phải hứng chịu những thiệt hại, ảnh hưởng hết sức to lớn bởi đại dịch nhưng tỉnh Bắc Giang vừa trải qua mùa vải thiều khó quên khi đã lập được những kỷ lục mới về sản lượng, chất lượng và tiêu thụ.

Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã biểu dương tỉnh Bắc Giang tiêu thụ được hơn 200.000 tấn vải thiều trong bối cảnh dịch bệnh rất phức tạp như một ví dụ cho thấy “cái khó ló cái khôn”.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái nhận định, dịch bệnh bùng phát đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhưng sau hơn 1 tháng “tập trung, căng mình, dồn lực chống dịch”, tới nay dịch bệnh đã cơ bản được khống chế. Trong điều kiện chống dịch, tỉnh vẫn quyết liệt, kiên trì thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thực tế cho thấy thương mại điện tử chính là một trong những yếu tố giúp quả vải Bắc Giang vượt qua được những khó khăn do dịch bệnh. Ngoài sự hỗ trợ các Bộ ngành để đưa quả vải lên các sàn giao dịch trực tuyến lớn, người dân Bắc Giang cũng chủ động hơn nhiều để tận dụng các hình thức giao dịch qua mạng khác như Facebook, Zalo.

Nhiều đơn hàng đã được chốt từ những status như vậy của người nông dân và thương lái thời đại 4.0 trên các fanpage:“Em cần một tấn vải chuyển vô TP.Hồ CHí Minh, nhà vườn nào còn không ạ?; Nhận giao từ 1 - 3 tấn vải ở các tỉnh phía Bắc, Sỉ lẻ vải thiều sấy khô đặc sản Bắc Giang,...” quy mô mỗi giao dịch có thể chưa lớn nhưng rất nhiều giao dịch đã được thực hiện góp phần tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn quả đặc sản của Bắc Giang.

Và đặc biệt cuối tháng 6, những tấn vải thiều Bắc Giang đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đã được xuất khẩu và thông quan thuận lợi tại cảng sân bay Frankfurt (CHLB Đức) khi đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ chiến lược quảng bá và xây dựng thương hiệu bài bản, quả vải thiều được bán ở nhiều thị trường với giá lên đến 500 nghìn đồng/kg nhưng vẫn “cháy hàng”.

Tại các tỉnh thành phía Nam khi nhiều mặt hàng nông sản đang vào thời điểm thu hoạch nhưng dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản. Ảnh minh họa

Tại các tỉnh thành phía Nam khi nhiều mặt hàng nông sản đang vào thời điểm thu hoạch nhưng dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản. Ảnh minh họa

Đợt bùng phát dịch COVID-19 rơi đúng vào thời điểm chính vụ nhưng vải thiều Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận khi sản lượng lớn nhất từ trước tới nay với 215.000 tấn; 55% sản lượng và diện tích trồng theo VietGAP và GlobalGAP đã xuất khẩu chính ngạch được vào những thị trường khó tính như Nhật, Pháp, Đức,... và nhiều thị trường xuất khẩu mới. Ngay cả thị trường trong nước cũng được mở rộng chiếm tới 65% tổng sản lượng.

“Cách tiếp cận mới của tỉnh là không nói “giải cứu” vải thiều ngay từ đầu vụ, bởi như vậy sẽ khiến giá trị quả vải bị hạ thấp xuống và sẽ không xuất khẩu, không bán được. Thay vào đó là cần sự chung tay, giúp sức lan tỏa giá trị của trái vải. Đây là bài học với vải thiều nói riêng và nông sản nói chung...”, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết.

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến hết sức phức tạp tại các tỉnh thành phía Nam, nhất là nhiều địa phương đang bước vào thời điểm “thu hoạch rộ” các mặt hàng nông sản như hiện nay vừa là cơ hội, vừa là thách thức để đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử, nâng cao giá trị.

Khơi thông luồng tiêu thụ nông sản

Trong mọi kịch bản diễn biến dịch COVID-19, yêu cầu phải giữ vững mặt trận sản xuất, khơi thông luồng vận chuyển, tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thành lập và cử Tổ Công tác 970 chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam bị giãn cách xã hội do dịch COVID-19. Đồng thời Bộ này đã chỉ đạo Sở NN-PTNT các địa phương rà soát, đánh giá tình hình sản xuất các loại nông sản chính, những vướng mắc trong tiêu thụ trong nước và xuất khẩu,... để từ đó đưa ra kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản (Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ NN&PTNT), xuất khẩu hoa quả hiện gặp khó khăn vì vùng đồng bằng sông Cửu Long là khu vực xuất khẩu chính trái cây nhiệt đới chất lượng tốt nhưng đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bà con nông dân không ra vườn thu hái trái cây được nên tiến độ thu hoạch hoa quả xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Nếu các địa phương không tổ chức tốt khâu thu hoạch, chế biến thì việc xuất khẩu hoa quả sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra hiện cặp cửa khẩu Kim Thành Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc) đã dừng thông quan mặt hàng thanh long do Trung Quốc dừng mua vì phát hiện virus SARS-CoV-2 ở thùng xe vận chuyển. Trong khi đó, mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn Thanh Long, giá thanh long đang rớt xuống chỉ còn 6.000 đồng/kg.

Ngoài tiêu thụ tại thị trường truyền thống, nông sản cần được đẩy mạnh trên các sàn thương mại điện tử, chợ online,...để giảm bớt khó khăn khi xảy ra tình trạng được mùa mất giá hoặc vướng mắc do dịch bệnh. Ảnh minh họa

Ngoài tiêu thụ tại thị trường truyền thống, nông sản cần được đẩy mạnh trên các sàn thương mại điện tử, chợ online,...để giảm bớt khó khăn khi xảy ra tình trạng được mùa mất giá hoặc vướng mắc do dịch bệnh. Ảnh minh họa

Thông tin từ Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT ở phía Nam (Tổ công tác 970) cho biết, khi các địa phương phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, việc lưu thông nông sản giữa các địa phương gặp khó khăn do quy định ở mỗi nơi.

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh biên giới phía Bắc tích cực làm việc với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để kết nối, đảm bảo tiến độ lưu thông hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông sản.

Ngành nông nghiệp trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là thách thức từ đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thách thức này đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ, không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa để hội nhập.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để tiêu thụ nông sản vượt qua được khó khăn không xảy ra tình trạng được mùa mất giá hoặc vướng mắc do dịch bệnh thì chúng ta phải đẩy mạnh tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ thông qua hệ thống online. Và để thực hiện tiêu thụ online, phải giải quyết được vấn đề đảm bảo sự tin cậy về chất lượng sản phẩm.

Chính vì vậy, đứng về phía sản xuất thì chúng ta phải làm bài bản, đảm bảo chặt chẽ quy trình, đảm bảo chất lượng uy tín sản phẩm tạo ra sản phẩm có tiếng có thương hiệu. Khi chúng ta đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng thì nó sẽ đảm bảo được niềm tin của người tiêu dùng.

Về mặt tổ chức thương mại cần có sự tham gia vào cuộc của các ngành, các cấp và của chính quyền để làm thế nào tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa được ưu tiên như nông sản chính vụ được lưu thông một cách dễ dàng nhất không qua các khâu kiểm soát, kiểm tra gây ách tắc sản phẩm. Nếu chúng ta thực hiện kết nối được thì sẽ giải quyết quyết được các khâu tiêu thụ nông sản ở thời điểm chính vụ như hiện nay.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp