Tìm giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á

Thứ ba, 14/03/2023 21:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 14/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Điện ảnh quốc tế "Chính sách và giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện ảnh ở Việt nam và Đông Nam Á".

Đưa ra giải pháp tốt nhất để phát triển ngành Điện ảnh

Hội thảo Điện ảnh quốc tế "Chính sách và giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện ảnh ở Việt nam và Đông Nam Á" với mục đích đóng góp những ý kiến thiết thực, đề xuất những giải pháp hiệu quả để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nghệ sĩ sáng tạo, các nhà làm phim Việt Nam và Đông Nam Á xây dựng nền công nghiệp Điện ảnh ở mỗi nước và cùng nhau tạo sự phát triển chung của Điện ảnh khu vực.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch hiệp hội xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam cho biết: "Điện ảnh Việt Nam là nhân chứng của từng giai đoạn lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, thống nhất và tái thiết đất nước, đổi mới và hội nhập. Ngày nay, nhiệm vụ xây dựng ngành công nghiệp Điện ảnh Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam".

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 1

TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch hiệp hội xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phát biếu tại Hội thảo Điện ảnh quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á”.

"Hội thảo có ý nghĩa rất lớn khi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam 15/3/1953-15/3/2023", TS Ngô Phương Lan chia sẻ. 

Luật Điện ảnh được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tháng 6/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp điện ảnh. Tuy nhiên từ khung pháp lý, để luật đi vào cuộc sống cần có những cơ chế, chính sách phù hợp và hiệu quả. Bởi vậy, việc trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, các nghệ sĩ, nhà làm phim thuộc các thế hệ của điện ảnh Việt Nam với các chuyên gia từ những nước đã có quá trình xây dựng công nghiệp điện ảnh từ nhiều thập kỷ và các nước gần gũi trong khu vực Đông Nam Á là rất bổ ích và thiết thực.

Trước khi phiên thảo luận diễn ra, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ- Chủ tịch hội đồng lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương đã bày tỏ sự cảm ơn đến với đại sứ quán Đan Mạch và văn phòng UNESCO tại Việt Nam, trong nhiều năm qua có mối liên kết chặt chẽ với các hoạt động văn hóa và góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam phát triển.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết thêm: "Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc cho ta thấy những nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật điện ảnh. Muốn phát triển trở nên phong phú, đa sắc màu cần được xây dựng vừa giữ gìn bản sắc độc đáo của dân tộc vừa cởi mở tiếp xúc tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Việt Nam. Coi phát triển xây dựng Văn hóa là trung tâm để phát triển". 

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 2

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ-  Chủ tịch hội đồng lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương bày tỏ sự cảm ơn đến với đại sứ quán Đan Mạch và văn phòng UNESCO tại Việt Nam.

Nhiều vấn đề được đặt ra trong 3 phiên thảo luận

Các vấn đề đặt ra trong 3 phiên thảo luận gồm: Chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất phim; Chính sách hợp tác quốc tế trong quảng bá và hợp tác làm phim; Khuyến nghị về chính sách, biện pháp thúc đẩy sáng tạo và phát triển thương hiệu điện ảnh quốc gia. Các ý kiến thảo luận và đề xuất chắc chắn sẽ góp những góc nhìn, giải pháp cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách và những người hoạt động điện ảnh ở Việt Nam.

Phiên thảo luận thứ 1 với chủ đề “Chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất phim". Các vấn đề được thảo luận ở phiên 1 bao gồm: Chính sách phát triển điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo mũi nhọn; Chính sách của Nhà nước về tài trợ sản xuất phim và chính sách bảo hộ phim trong nước; Cần có những thay đổi gì trong chính sách và giải pháp tài trợ đặt hàng của Nhà nước để sản xuất được những bộ phim thành công. 

Phiên thảo luận thứ 2 với chủ đề “Chính sách hợp tác quốc tế trong quảng bá và hợp tác sản xuất phim”. Các vấn đề được thảo luận ở phiên 2 là: Chính sách điện ảnh tại các nước ASEAN: Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa Việt Nam, Indonesia và Thái Lan; Chính sách ưu đãi khi hợp tác, cung cấp dịch vụ sản xuất phim với đối tác nước ngoài; Thu hút đối tác quốc tế đầu tư vào các hãng phim chất lượng cao tại Việt Nam; Tổ chức Liên hoan phim, Giải thưởng điện ảnh. 

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 3

Các khách mời thảo luận tại hội thảo.

Phiên thảo luận thứ 3 có chủ đề “Khuyến nghị về chính sách, biện pháp thúc đẩy sáng tạo và phát triển thương hiệu điện ảnh quốc gia". Các vấn đề được đưa ra thảo luận: Phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực và nuôi dưỡng tài năng điện ảnh; Phát triển thương hiệu điện ảnh quốc gia; Phân phối phim trong nước ra nước ngoài và trên các nền tảng kỹ thuật số; Kinh nghiệm mô hình một số Quỹ Điện ảnh quốc tế. 

Tham luận có sự góp mặt của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh khẳng định: “Việc Nhà nước đặt hàng và tài trợ sản xuất phim hằng năm tạo nên nhiều bộ phim hay cho điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc chọn lựa phim được Nhà nước hỗ trợ phải kỹ càng hơn. Chỉ đặt hàng một vài nhà làm phim hoặc lựa chọn từ kịch bản có sẵn để hỗ trợ sản xuất thì khó có phim hay. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tổ chức các cuộc thi rộng lớn, huy động nhiều đối tượng tham gia, để “đãi cát tìm vàng”, chọn kịch bản tốt, những người làm phim tốt, mới tạo được những bộ phim thành công, hiệu quả".

Bên cạnh đó, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất Phan Đăng Di cho rằng: "Việc tham gia các liên hoan phim, hội chợ phim quốc tế uy tín sẽ tạo nhiều cơ hội giới thiệu, hợp tác sản xuất phim. Việt Nam cần thường xuyên tham gia các liên hoan phim, hội chợ phim quốc tế và khu vực. Đặc biệt, tại các sự kiện điện ảnh quốc tế đều chưa có gian hàng quốc gia giới thiệu về điện ảnh Việt Nam một cách chính thống và bài bản, cung cấp thông tin về tác phẩm điện ảnh Việt, các bối cảnh làm phim, điều kiện làm phim, chính sách ưu đãi trong hợp tác sản xuất phim… để các nhà làm phim nước ngoài biết đến và xúc tiến hợp tác". 

Chỉ trong một buổi chiều làm việc tích cực, nhiều diễn giả đã đặt ra các vấn đề, phân tích giải pháp cụ thể để giúp nhà nước quản lý, hoạch định chính sách các nghệ sĩ sáng tạo, các nhà làm phim Việt Nam và Đông Nam Á xây dựng nền công nghiệp điện ảnh ở mỗi nước và cùng nhau tạo sự phát triển chung của điện ảnh khu vực.

Hình ảnh tại hội thảo Điện ảnh quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á”

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 4

Toàn cảnh Hội thảo Điện ảnh quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á”.

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 5

Lãnh đạo, khách mời tham dự Hội thảo Điện ảnh quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á”.

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 6

Khách mời trao đổi trong hội thảo chiều 14/3.

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 7

PGS. TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL đưa ra quan điểm tại Hội thảo Điện ảnh quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á”.

tim giai phap phat trien cong nghiep dien anh tai viet nam va dong nam a hinh 8

Khách mời quốc tế phát biểu tại hội thảo chiều nay.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn - Thu Trang 

Bình Luận

Tin khác

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa