Tìm ra lợi thế Quốc gia để hoạch định chiến lược phát triển

Thứ năm, 28/07/2016 07:28 AM - 0 Trả lời

“Một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, chúng ta không thể cái gì cũng muốn làm, ngành nào cũng muốn phát triển, nghề nào cũng muốn tham gia. Các cụ đã có câu "một nghề thì sống, đống nghề thì khó". Các quốc gia dù lớn hay nhỏ trên thế giới nếu tìm ra được lợi thế của mình rồi có một chiến lược phát triển rõ ràng thì đều có thể thiết kế cho mình một sân chơi hay có một vai chơi trong game lớn của đấu trường kinh tế quốc tế…”

(NB&CL) “Một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, chúng ta không thể cái gì cũng muốn làm, ngành nào cũng muốn phát triển, nghề nào cũng muốn tham gia. Các cụ đã có câu "một nghề thì sống, đống nghề thì khó". Các quốc gia dù lớn hay nhỏ trên thế giới nếu tìm ra được lợi thế của mình rồi có một chiến lược phát triển rõ ràng thì đều có thể thiết kế cho mình một sân chơi hay có một vai chơi trong game lớn của đấu trường kinh tế quốc tế…” – Bắt đầu chia sẻ xung quanh vấn đề “hoạch định chiến lược phát triển kinh tế Quốc gia”, ông Dương Quang Lư- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc đã nhấn mạnh như vậy.

Cần chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, mang bản sắc

Ông Dương Quang Lư cũng nói thêm: Trước khi nói đến ngành nông nghiệp, chúng ta cần xem xét lại chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia mình. Theo quan sát của tôi thì kể từ khi đất nước đổi mới, mở cửa thị trường, chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường cho tới nay nước ta vẫn chưa có được một chiến lược mạch lạc cho phát triển kinh tế Quốc gia. Điều này cũng dễ hiểu vì sau khi mở cửa thị trường chúng ta đương nhiên có những lúng túng, chưa có một con đường khuôn mẫu cho phát triển nên tư duy của chúng ta cho đến nay có thể vẫn là vừa mở cửa, vừa tìm tòi và học hỏi để từ đó rút kinh nghiệm, rồi từ đó tìm ra cho mình một định hướng phát triển kinh tế phù hợp. Tôi cho rằng tư duy này cần phải thay đổi, chúng ta phải hoạch định cho mình một chiến lược phát triển kinh tế căn cơ, lâu dài, mang bản sắc riêng. Vì thế giới ngày nay luôn vận động và phát triển, sự hội nhập ngày càng nhanh chóng nên nếu chúng ta cứ vừa học, vừa làm, vừa hoạch định thì chỉ có thể chạy theo sau và học cách thích ứng mà thôi, chứ không thể tận dụng được lợi thế của quốc gia và đón đầu được cơ hội phát triển cho Quốc gia.

[caption id="attachment_111948" align="aligncenter" width="600"]ong Duong Quang Lu 2 Ông Dương Quang Lư- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc.[/caption]

Để hoạch định một chiến lược phát triển kinh tế của một Quốc gia, chúng ta có thể phải quay lại từ những điều cơ bản, gốc gác và giản dị nhất. Trước hết đó là cần định dạng xem đâu là các điểm thuộc lợi thế Quốc gia của Việt Nam; định vị các lợi thế đó trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu; Xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển trước; Ưu tiên nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn đó; Sau khi các ngành mũi nhọn kinh tế đã phát triển sẽ tạo nên các nền tảng lan tỏa cho phát triển các ngành khác.

Đặc biệt ông Dương Quang Lư cũng nhấn mạnh rằng: Bản chất là phải hiểu chính mình đã, để tìm ra được thách thức và cơ hội. Khi đã hiểu được lợi thế của mình thì sẽ tập trung ưu tiên các nguồn lực cho việc phát triển các điểm mà mình có lợi thế nhất. Một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, chúng ta không thể cái gì cũng muốn làm, ngành nào cũng muốn phát triển, nghề nào cũng muốn tham gia. Các cụ đã có câu, một nghề thì sống, đống nghề thì khó. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ trên thế giới nếu tìm ra được lợi thế của mình rồi có một chiến lược phát triển rõ ràng thì đều có thể thiết kế cho mình một sân chơi hay có một vai chơi trong game lớn của đấu trường kinh tế quốc tế.

Đứng trên vai người khổng lồ…

Có thể hiểu việc “đứng trên vai người khổng lồ” ở đây chính là câu chuyện học hỏi và vận dụng những tinh hoa của các nước trên thế giới trong hoạt động kinh doanh. Trước khi chúng ta định hình lại một chiến lược phát triển kinh tế Quốc gia, Việt Nam có thể nghiên cứu và tham khảo lại những kinh nghiệm các nước đi trước như Singapore, Đài Loan, tiểu vương quốc Dubai và Hàn Quốc… “Điều này chắc chắn là các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam đã làm, nhưng tôi đưa ra để chúng ta có cái nhìn bao quát về đường lối phát triển kinh tế của các nước xung quanh, các nước này có điều kiện ban đầu tương tự hoặc có thể kém hơn cả Việt Nam” – Ông Lư trao đổi.

Ông nói thêm: Singapore chỉ là một đảo quốc nhỏ, chỉ lớn hơn một chút hòn đảo Phú Quốc của Việt Nam. Nhưng dựa vào vị trí địa lý và vị trí địa chính trị, đất nước này đã từng bước thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Hòn đảo Singapore nằm chấn giữ eo biển Malaca, nối Ấn Độ Dương với Đông Nam Á và Đông Á, là nơi lý tưởng để có thể biến thành trung tâm mậu dịch của thế giới. Thực lực lúc đó Singapore chẳng có gì nhưng nhờ nắm được lợi thế quốc gia nên họ đã hoạch định chiến lược phát triển kinh tế Quốc gia với các ngành nghề chủ đạo dựa trên nền tảng kinh tế thị trường tự do, đó là Trung tâm thương mại quốc tế; Trung tâm trung chuyển, logistisc và Vận tải quốc tế; Trung tâm Du lịch quốc tế; Trung tâm Tài chính quốc tế. Đến thập kỷ 90, họ đã thành công và đã trở thành quốc gia có thu nhập GDP cao nhất Châu Á. Trong thập kỷ gần đây họ tiếp tục sáng tạo, phát triển thêm chuỗi giá trị từ nền tảng trước đó. Và sau 5 thập kỷ phát triển kinh tế, đảo quốc Singapore đã trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới, với một nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao độ, các liên kết mậu dịch quốc tế hùng mạnh, một trong bốn con rồng Châu Á. Singapore ngày nay có GDP bình quân đầu người cao hàng đầu trên thế giới khoảng 58.000USD/ người, cao hơn người Mỹ.

Bên cạnh đó, phải kể đến Đài Loan – một quốc đảo bắt đầu cải tổ mạnh nền kinh tế từ thập kỷ 60 đã có các bước phát triển nhảy vọt trong thập kỷ 70 và 80. Họ phát triển kinh tế dựa trên nền tảng của một chiến lược bài bản và rất sắc sảo là kinh tế tri thức trên cơ sở tận dụng sự ủng hộ từ vị thế địa chính trị của mình do Phương Tây bảo trợ. Với tinh thần này, Đài Loan xác định chiến lược phát triển nền kinh tế của mình là lấy công nghiệp công nghệ cao và ngành dịch vụ làm trung tâm, và từ đó định hướng phát triển công nghiệp văn hoá và du lịch. Đài Loan đã tiếp cận nền tảng giáo dục và công nghệ của phương Tây và tiến hành hàng loạt dự án kiến thiết nền kinh tế trên cơ sở phát triển các mũi nhọn cho nền kinh tế như công nghiệp chế tạo máy móc, sản xuất chất bán dẫn, công nghệ thông tin, truyền thông, điện tử và công nghệ thông minh; Vận tải biển và losgistics quốc tế; mậu dịch... Sau 60 năm phát triển Đài Loan đã trở thành một nền kinh tế phát triển, một trong bốn con Rồng Châu Á, nền kinh tế đứng thứ 21 thế giới, GDP bình quân đầu người là khoảng 25.000USD, gấp hơn năm lần Trung Quốc đại lục…

Ngoài ra, có thể kể đến Dubai -  một tiểu Vương quốc trong 07 tiểu Vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trên cơ sở xem xét và đánh giá lợi thế của mình là cửa ngõ ở vịnh Ba Tư, Dubai thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường ở mức tự do cao nhất để biến Dubai thành một cục nam châm thu hút đầu tư quốc tế. Từ đó xây dựng Dubai thành Trung tâm Quốc tế ở các lĩnh vực thương mại quốc tế; trung tâm Tài chính khu vực Trung Đông; trung tâm Du lịch quốc tế; trung tâm sản xuất ở Trung Đông; trung tâm Vận vải và trung chuyển quốc tế; trung tâm Bất động sản quốc tế. Ngày nay, Dubai đã nổi lên như một thành phố toàn cầu và một Trung tâm kinh tế sầm uất nhất thế giới. Dubai đã sớm nhận thức được và bứt ra khỏi một nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên là dầu hỏa, mà phát triển kinh tế dựa trên lợi thế về vị trí địa lý của mình và sử dụng nguồn nhân lực trên toàn thế giới. Hiệu quả thấy được là doanh thu chính của Dubai hiện nay chủ yếu là từ du lịch, các dịch vụ Tài chính và Bất động sản. Gần đây, Dubai đã thu hút sự chú ý của thế giới thông qua các dự án xây dựng đổi mới có tính sáng tạo và những sự kiện thể thao lớn, những kiến trúc lạ và hiện đại vào bậc nhất thế giới…

Những điển hình về hoạch định chiến lược phát triển kinh tế Quốc gia chính là những bài học quý giá để vận dụng vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Ứng dụng như thế nào để hiệu quả sẽ tiếp tục được ông Dương Quang Lư chia sẻ…

Hà Vân (ghi)

Tin khác

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp