'Tin chậm', một cách để giúp văn hóa tin tức trở nên cẩn thận và sâu sắc hơn

Thứ ba, 13/06/2023 18:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khoảng một thập kỷ trước, Tiến sĩ Peter Laufer đang ở Ý thưởng thức bữa trưa nhàn nhã với một nhà xuất bản tin tức. Họ đang lên kế hoạch cho một bản dịch tiếng Ý về cuốn sách do ông viết, thì cuộc thảo luận chuyển sang thói quen tiêu thụ tin tức đang thay đổi của công chúng.

"Tin chậm" là như thế nào?

Nơi họ ngồi không xa một “phong trào thức ăn chậm” cũng đã ra đời. Đó là cách sử dụng thực phẩm mà những nguyên liệu chất lượng và nguồn gốc của chúng từ trang trại đến bàn ăn được đánh giá cao hơn tốc độ và chi phí. Laufer nghĩ ra một khái niệm tương tự để áp dụng cho việc thu thập và tiêu thụ tin tức, cái mà ông gọi là “tin chậm”.

tin cham mot cach de giup van hoa tin tuc tro nen can than va sau sac hon hinh 1

"Tin chậm" là văn hóa xuất bản và tiêu thụ tin tức một cách cẩn thận và sâu sắc hơn. Ảnh: E&P

Là một nhà báo từng đoạt nhiều giải thưởng, giáo sư báo chí và Trưởng khoa Báo chí tại Đại học Oregon, Laufer đã viết cuốn sách về tin tức chậm theo đúng nghĩa đen. Ông ấy đã xuất bản cuối sách với tiêu đề “Tin chậm: Tuyên ngôn cho người tiêu dùng tin tức quan trọng”, đầu tiên bằng tiếng Ý, với phiên bản tiếng Anh tiếp theo vào năm 2014.

Đương nhiên, khi các nhà làm phim người Ý Alberto Puliafito, Andrew Coccia và Fulvio Nebbia bắt tay vào làm một bộ phim tài liệu khám phá về ngành báo chí và kinh doanh tin tức châu Âu, họ đã tìm đến ông tham khảo ý kiến. Họ gọi ông là “Gandalf” của họ trong bộ phim tài liệu “Slow News -Tin chậm” năm 2020 của Hãng phim Java.

Đó là một câu chuyện phức tạp để kể, về văn hóa cũng như về báo chí, nhưng được chắt lọc lại như sau: Tin tức chậm rõ ràng là không phức tạp. Đó là quá trình giúp báo chí về cơ bản trở nên tốt và tốt đẹp hơn.

Bộ phim tài liệu “Tin chậm” (phát trực tuyến tại https://vimeo.com/ondemand/slownews, độc giả có thể thuê xem với giá 4,49 USD) đi sâu vào các xu hướng thời đại kỹ thuật số đáng lo ngại đã làm xói mòn chất lượng báo chí và niềm tin của công chúng vào báo chí, với các chiêu trò câu view, làm sai lệch thông tin, chạy theo ham muốn của độc giả, nhiều thủ đoạn, nhiều lỗi và rườm rà.

Mark Thompson, cựu chủ tịch và CEO của The New York Times, đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu “Tin chậm”. Tại đây, ông ấy đã nói về những cạm bẫy của quảng cáo kỹ thuật số.

“Điều nguy hiểm đối với một tổ chức tin tức dựa hoàn toàn vào mô hình quảng cáo kỹ thuật số là cuối cùng bạn sẽ tạo ra những thứ nhảm nhí không đáng để trả tiền và tạo ra những thứ giống như những gì mọi người khác đang làm”, Thompson chia sẻ với các nhà làm phim.

Các nhà làm phim kể lại những câu chuyện đáng chú ý chứng minh sự xuống cấp của việc xuất bản trong báo chí. Một cựu biên tập Puliafito nhớ lại cách anh ấy được giao nhiệm vụ biên tập tới 400 bài báo mỗi ngày cho một hãng tin tức của Ý - một kỳ tích không thể đối với ngay cả những biên tập viên hàng đầu. Anh cũng nói về nỗi ám ảnh phải theo dõi lượng truy cập và do đó ít tập trung vào trách nhiệm chính của mình là tư vấn cho các phóng viên và biên tập tác phẩm của họ.

Cũng tại hãng tin tức có trụ sở tại Milan đó, các nhà báo thường được giao nhiệm vụ viết tới 15 tin bài trong một ngày về các chủ đề khác nhau. Nhiều nội dung đến nỗi vào cuối ngày, một phóng viên có thể dễ dàng quên những gì họ đã viết vào buổi sáng hôm đó.

Việc kỳ vọng rằng các phóng viên và biên tập viên duy trì tốc độ đó và tạo ra tác phẩm hay là vô lý một cách hài hước. Các nhà báo không chỉ nên nhớ những gì họ đã viết trong ngày, mà họ còn cần phải biết làm thế nào để giải thích tại sao bài báo đó lại quan trọng. Ngoài ra, họ phải có khả năng bảo vệ bài báo đó khi nó bị soi xét hoặc chỉ trích.

Tốc độ đưa tin tức ngày nay không chỉ là một bãi mìn bẫy các nhà báo và biên tập viên, nó còn được xem như một mối nguy đối với chính các tổ chức tin tức. Laufer chỉ ra rằng các tòa soạn nên quan tâm đến tính chính xác vì các bài báo không chính xác có thể khiến họ bị kiện về tội phỉ báng. Laufer nói: “Trong thế giới ngày nay, chỉ cần bị đe dọa với loại vụ kiện đó cũng có thể khiến một nhà xuất bản tin tức phải bỏ cuộc vì họ phải trả chi phí rất lớn để bảo vệ nó”.

Bộ phim "Tin chậm" gợi ý một số cách đơn giản cho chiến lược đưa tin tức chậm vào văn hóa tòa soạn. Các ưu tiên là những câu chuyện dài, bởi đó là cách tốt nhất để kể câu chuyện một cách chính xác và đầy đủ. Tiếp đến là giới hạn số lượng tin bài hàng ngày. Đặt ưu tiên doanh thu từ người đăng ký trả tiền, thay vì quảng cáo. Và coi những cú nhấp chuột, hay còn gọi là lượng truy cập, chỉ là dòng nước; đừng cố đuổi theo chúng.

Tất nhiên, nhiệm vụ này không chỉ đặt lên vai của các tổ chức báo chí để có thể tạo ra sự thay đổi văn hóa. Laufer cũng đặt một số trách nhiệm lên công chúng, gợi ý rằng tất cả chúng ta cần tạm dừng các thiết bị kỹ thuật số của mình, chống lại các thuật toán được thiết kế để mê hoặc chúng ta và làm giảm giá trị báo chí.

Sự tập trung và trí tưởng tượng

Tiến sĩ Laufer thừa nhận rằng có rất nhiều người đang thờ ơ với tin tức. Càng ngày, mọi người càng tránh xa các phương tiện truyền thông truyền thống - một số vì họ mất niềm tin vào báo chí; những người khác chỉ đơn giản là tìm thấy sức hấp dẫn của mạng xã hội như một nguồn tin tức hấp dẫn hơn.

tin cham mot cach de giup van hoa tin tuc tro nen can than va sau sac hon hinh 2

Tiến sĩ Peter Laufer (phải) được phỏng vấn trong bộ phim “Tin chậm”. Ảnh: Slow News

Ông Laufer nhấn mạnh rằng: “Điều đáng buồn là sự hời hợt, tính tức thời của phương tiện truyền thông xã hội. Và câu hỏi được đặt ra liệu những gì bạn đang thấy có phải là tin tức hay không”, Laufer nhận định.

Tuy nhiên, Laufer cũng có nhận xét tích cực là các sinh viên báo chí ngày nay đã nhận thức được tầm quan trọng và đã chấp nhận khái niệm tin tức chậm. Ông kể rằng mình từng đưa cho các sinh viên của mình một số bài tập yêu cầu họ tập trung hoàn toàn vào việc quan sát và mô tả mà không bị công nghệ làm phân tâm.

Trong một lần, sinh viên của ông được yêu cầu ngồi yên lặng trong một khoảng thời gian nhưng trong bối cảnh đông đúc, bận rộn mà không có thiết bị kỹ thuật số. Ông hướng dẫn họ ghi chú lại mọi thứ họ nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy và trải nghiệm. Họ thường trở lại lớp học tràn đầy năng lượng bởi những gì họ khám phá ra mà không cần bất kỳ thiết bị kỹ thuật số nào bên mình.

Vị giáo sư này cũng yêu cầu sinh viên dùng bút (thậm chí bút chì) viết lên giấy - song không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn bàn phím - mà khuyên họ đôi lúc hãy thực hiện phương pháp kể chuyện một cách thủ công. Ông cho rằng họ có thể tìm thấy sự tập trung, trí tưởng tượng và sự mạch lạc trong tốc độ viết chậm rãi.

Theo ông, sự tập trung và trí tưởng tượng cũng là những điều đang dần biến mất trong một thế giới mà văn hóa tiêu thụ tin tức đang diễn ra một cách điên cuồng bởi công nghệ, điện thoại thông minh, mạng xã hội và bởi sự vội vàng đến mức đánh đổi cả chất lượng trong một bộ phận không nhỏ của báo chí ngày nay.

Hoàng Hải (theo E&P, Slow News)

Bình Luận

Tin khác

Các nhà sáng tạo nội dung đệ đơn kiện đạo luật cấm TikTok của Mỹ

Các nhà sáng tạo nội dung đệ đơn kiện đạo luật cấm TikTok của Mỹ

(CLO) Một nhóm người sáng tạo nội dung trên TikTok hôm thứ Ba cho biết họ đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ để tìm cách ngăn chặn một đạo luật do Tổng thống Joe Biden ký trước đó nhằm cấm ứng dụng video của Trung Quốc này.

Báo chí - Công nghệ
Sau OpenAI, đến lượt Google bổ sung sức mạnh tìm kiếm và trò chuyện cho AI

Sau OpenAI, đến lượt Google bổ sung sức mạnh tìm kiếm và trò chuyện cho AI

(CLO) Alphabet, công ty mẹ của Google, hôm thứ Ba (14/5) đã bổ sung các cải tiến cho công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và tiếp tục tăng cường sức mạnh cho chatbot Gemini của mình.

Báo chí - Công nghệ
Quảng cáo truyền hình ngày càng lép vế trước quảng cáo kỹ thuật số

Quảng cáo truyền hình ngày càng lép vế trước quảng cáo kỹ thuật số

(CLO) Sự thay đổi thói quen của khán giả và sự cạnh tranh từ những ông lớn công nghệ đã gây thiệt hại kinh tế cho các đài truyền hình truyền thống, cụ thể quảng cáo truyền hình ngày càng lép vế trước các nền tảng video kỹ thuật số.

Báo chí - Công nghệ
Google bị kiện vì bắt tay với Facebook độc quyền quảng cáo số

Google bị kiện vì bắt tay với Facebook độc quyền quảng cáo số

(CLO) Nền tảng chia sẻ video Rumble hôm thứ Hai cho biết họ đã kiện Google với cáo buộc gã khổng lồ công nghệ này có các hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số, qua đó đòi bồi thường hơn 1 tỷ USD.

Báo chí - Công nghệ
OpenAI công bố mô hình AI mới, có thể nói chuyện như trong khoa học viễn tưởng

OpenAI công bố mô hình AI mới, có thể nói chuyện như trong khoa học viễn tưởng

(CLO) OpenAI, hãng phát hành ChatGPT, cho biết hôm thứ Hai rằng họ sẽ phát hành một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới có tên GPT-4o, có khả năng trò chuyện với người dùng như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Báo chí - Công nghệ