Tin tức thế giới ngày 7/7: Triều Tiên không quan tâm đến đàm phán với Mỹ

Thứ ba, 07/07/2020 07:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc, Ấn Độ bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp; Cháu ông Putin làm lãnh đạo Đảng chính trị Nga; Chính phủ Pháp có nhiều gương mặt Bộ trưởng mới là những tin tức thế giới mới cập nhật.

Triều Tiên bác bỏ khả năng khởi động đàm phán với Mỹ - Ảnh: Reuters

Triều Tiên bác bỏ khả năng khởi động đàm phán với Mỹ - Ảnh: Reuters

Triều Tiên không quan tâm gặp Mỹ để nối lại đàm phán

Triều Tiên cho biết hôm thứ Hai rằng họ không có ý định tổ chức các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.

Triều Tiên trước đó đã bác bỏ khả năng khởi động lại các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và cáo buộc Washington thực hiện một "chính sách thù địch" đối với Bình Nhưỡng và coi thường các thỏa thuận được đưa ra tại các hội nghị thượng đỉnh vừa qua.

Sau khi các mối quan hệ liên Triều tăng lên, các phương tiện truyền thông và các chuyên gia từ các quốc gia khác nhau, cũng như một số quan chức Mỹ, đã nói về sự cần thiết và thậm chí khả năng nối lại các cuộc đàm phán Mỹ-Triều trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

Theo tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của CHDCND Triều Tiên, Choe Son Hui, Bình Nhưỡng đã bị sốc trước đề nghị rằng các cuộc đàm phán có thể được tổ chức trong hoàn cảnh hiện tại.

Hy vọng về một hội nghị thượng đỉnh trước cuộc bầu cử Mỹ đã được nhà lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ. Đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ tại Bắc Triều Tiên Stephen Biegun cũng dự kiến ​​sẽ thăm Hàn Quốc vào ngày 7-9 tháng 7.

Mối quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng đã xấu đi kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội vào tháng 2 năm 2019. Cuộc họp hứa hẹn tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Tuy nhiên, kế hoạch đã bị cắt ngắn và kết thúc mà không có thỏa thuận nào 28 tháng 2, do những bất đồng về thời gian gỡ bỏ trừng phạt. Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đã bị đình trệ kể từ đó.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp

Một đoàn xe quân sự Ấn Độ di chuyển trên đường cao tốc dẫn tới vùng Ladakh. Ảnh: Danish Ismail/REUTERS

Một đoàn xe quân sự Ấn Độ di chuyển trên đường cao tốc dẫn tới vùng Ladakh. Ảnh: Danish Ismail/REUTERS

Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) đưa tin Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp, một tháng sau vụ đụng độ gây tử vong nhiều binh sĩ hai bên.

Reuters dẫn nguồn tin chính phủ Ấn Độ, đề cập tới cuộc họp giữa quan chức quân sự cấp cao 2 bên diễn ra hôm 1/7 cho hay: "Quân đội Trung Quốc bắt đầu rút quân theo các điều khoản được thống nhất trong cuộc họp giữa các sỹ quan chỉ huy"

Truyền thông Ấn Độ dẫn lời các quan chức nước này cho biết quân đội Trung Quốc được nhìn thấy đã tháo gỡ lều, các cấu trúc khỏi địa điểm xảy ra vụ ẩu đả đẫm máu tại thung lũng Galvan, vùng Ladakh đêm 15/6.

Đài NDTV đưa tin quân đội 2 nước rút quân cách khu thung lũng Galwan ít nhất 1 km và một vùng đệm được tạo ra giữa 2 bên. "Thông tin về khoảng cách sẽ được xác nhận sau khi được xác minh", quan chức Ấn Độ cho hay. 

Trước đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý di chuyển quân đội khỏi biên giới tiền tuyến của họ theo từng đợt để giảm bớt căng thẳng đang diễn ra.

Các nhà quan sát ngoại giao cho biết thỏa thuận này sẽ ngăn chặn các cuộc đụng độ tình cờ nhưng không có nghĩa Trung, Ấn sẽ rút lui triển khai quân sự hai nước dọc biên giới dãy Himalaya và cuộc đình chiến sẽ tiếp tục.

Sun Shihai, một nhà nghiên cứu về mối quan hệ Trung Quốc với Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết các cuộc đụng độ vô tình và gây tử vong ở biên giới có thể tránh được, nhưng đó không phải là một thỏa thuận chính trị để chấm dứt tình trạng bế tắc.

Cháu ông Putin làm lãnh đạo Đảng chính trị Nga

Ông Roman, cháu của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: THE MOSCOW TIMES

Ông Roman, cháu của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: THE MOSCOW TIMES

Roman Putin, cựu sĩ quan FSB kiêm doanh nhân, cháu trai của Tổng thống Nga Putin, mới đây đã được bầu làm Chủ tịch đảng “Nhân dân Chống Tham nhũng”. Ông Roman Putin cho biết ông muốn tranh cử Quốc hội vào năm tới.

Roman Putin là con trai của ông Igor Putin, em họ của Tổng thống Putin. Ông Roman, 43 tuổi, vừa được bầu làm Chủ tịch đảng “Nhân dân Chống Tham nhũng”, một đảng chính trị nhỏ trong chính phủ Nga, tại đại hội đảng hôm 5/7. Ông Roman trở thành thành viên của đảng này vào ngày 21/6, theo Reuters.

“Nhân dân Chống Tham nhũng” được thành lập năm 2014 và hiện có 4.000 thành viên. Ông Roman cho biết nhiệm vụ đầu tiên của đảng ông là tham gia vào các cuộc bầu cử khu vực vào tháng 9. Và tiếp đến là cuộc bầu cử vào Duma Quốc gia, hay Hạ viện Nga, sẽ diễn ra vào năm 2021.

Giống như chú mình Tổng thống Putin, ông Roman Putin năm nay 42 tuổi, là cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Cơ sở dữ liệu Spark về các công ty Nga cho thấy ông là giám đốc của một công ty có tên Putin Consulting Ltd.

Đảng Nhân dân Chống Tham nhũng mô tả ông Roman là người có nhiều kinh nghiệm trong công việc công, chính trị và kinh doanh. Đảng này cho biết họ muốn chống tham nhũng, thực hiện các dự án xã hội và sẽ không chống lại các chính sách của Điện Kremlin.

“Đất nước chúng ta cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đặc biệt là trong tình hình khủng hoảng toàn cầu” - ông Roman Putin nói - “Không có người nào thay thế được Vladimir Putin”.

Chính phủ Pháp có nhiều gương mặt Bộ trưởng mới

Tân thủ tướng Pháp Jean Castex vừa được bổ nhiệm thay thế ông Edouard Philippe tuyên bố từ chức chiều ngày 3/7 - Ảnh: AFP

Tân thủ tướng Pháp Jean Castex vừa được bổ nhiệm thay thế ông Edouard Philippe tuyên bố từ chức chiều ngày 3/7 - Ảnh: AFP

Vừa qua, 31 gương mặt sẽ góp mặt trong nội các mới của Tân Thủ tướng Jean Castex đã được công bố. Phần lớn các gương mặt trong nội các của cựu Thủ tướng Edouard Philippe được giữ nguyên vị trí hoặc điều chuyển sang phụ trách các bộ khác.

Điểm nổi bật trong danh sách các bộ trưởng trong chính phủ mới của Pháp là sự ra đi của cựu Bộ trưởng Nội vụ, ông Christophe Castaner, người thay thế là ông Gérald Darmanin, được điều chuyển từ Bộ Hành động và Ngân sách công.

8 Bộ trưởng trong chính phủ của ông Edouard Philippe không góp mặt trong chính phủ mới của ông Jean Castex, đang chú ý là ông Castaner – cựu Bộ trưởng Nội vụ, bà Nicole Belloubet – cựu Bộ trưởng Tư pháp, bà Muriel Pénicaud – Bộ Lao động và Việc làm, và bà Sibeth Ndiaye – Người phát ngôn Chính phủ.

Trước đó, ngay sau khi ông Edouard Philippe từ chức, Tổng thống Pháp bổ nhiệm ông Jean Castex làm Thủ tướng thay thế. Những nhà phân tích đánh giá, việc chỉ định một nhân vật có hồ sơ chính trị không thực sự nổi bật cho thấy những con tính rõ ràng của Emmanuel Macron.

Ông Cartex, người được Macron bổ nhiệm mới đây trong vai trò điều hành giai đoạn hai của cuộc chiến chống Covid-19 của Pháp, có hồ sơ chính trị thấp hơn người tiền nhiệm Edouard Philippe đang ngày càng nổi tiếng khi giúp Tổng thống thực hiện chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng của mình sau cuộc bầu cử năm 2017.

Tuy nhiên, Jean Castex, 55 tuổi, được mô tả là sự lựa chọn lý tưởng của Tổng thống Macron bởi ông này vừa là quan chức cao cấp được kính trọng với kinh nghiệm trong chính phủ, vừa là thị trưởng của một thị trấn nhỏ ở Pyrenees.

Tuy việc bổ nhiệm ông Jean Castex thay thế Edouard Philippe ngồi vào vị trí Thủ tướng là điều khá bất ngờ, nhưng nó cho thấy rõ ý đồ của Tổng thống Macron trong 2 năm cuối nhiệm kỳ.

Mai Bùi

Tin khác

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

(CLO) Sự nóng lên toàn cầu đang đặt ra những câu hỏi lớn cho tương lai của ngành du lịch và cách xử lý các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Úc.

Thế giới 24h
Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h