Tình hình xuất khẩu sắn của Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Thứ bảy, 25/05/2019 14:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước việc xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Trung Quốc sang thị trường châu Âu không tốt, cùng với việc tiếp tục áp dụng chính sách duy trì sản lượng dự trữ ngô ở mức thấp thông qua đấu giá định kỳ đã khiến cho tình hình xuất khẩu sắn của Việt Nam sang thị trường này trở nên ảm đạm.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019. (Ảnh TL)

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019. (Ảnh TL)

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 4/2019 đạt 240.131 tấn tương đương với 95,58 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 9,1% về kim ngạch so với tháng 3/2019; nhưng so với tháng 4/2018 thì vẫn tăng 21,3% về lượng và tăng 15,3% về kim ngạch.

Tính chung khối lượng xuất khẩu sắn và cácsản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 917.518 tấn tương đương 351,48 triệu USD, giảm 15,9% về khối lượng và giảm 4,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu trung bình đạt 383,1 USD/tấn, tăng 13,2%.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019, chiếm trên 89% trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 818.268 tấn, tương đương 313,51 triệu USD; theo sau là Hàn Quốc chiếm trên 4% trong tổng lượng và kim ngạch, đạt 40.729 tấn, tương đương 11,79 triệu USD và Philippin chiếm 1,4% trong tổng lượng và kim ngạch, đạt 12.759 tấn, tương đương 5,47 triệu USD.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam ảm đảm do nhu cầu của thị trường Trung Quốc yếu. Thực tế, xuất khẩu sản phẩm này của Trung Quốc sang thị trường châu Âu không tốt trong bối cảnh Anh chưa tìm được giải pháp cho Brexit cộng thêm Chính phủ Trung Quốc họp Quốc hội để thống nhất các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế nên các nhà máy mua hàng chậm.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách duy trì sản lượng dự trữ ngô ở mức thấp thông qua đấu giá định kỳ. Cơ quan dự trữ ngũ cốc quốc gia Trung Quốc (Sinograin) thông báo đã giảm được 100 triệu tấn ngô trong năm 2018, khiến giá ngô trở nên cạnh tranh hơn dẫn tới sự sụt giảm các sản phẩm thay thế ngô, đặc biệt là sắn lát.

Đáng chú ý, Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu.

Từ sau ngày 1/4/2019, Trung Quốc giảm thuế VAT với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch thêm 3% từ mức 16% xuống còn 13% khiến cho giá hàng hóa xuất qua khu vực biên mậu trở nên kém cạnh tranh hơn. Giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn bình quân tháng 4/2019 của Việt Nam đạt 398 USD/tấn, tăng 2,5% so với tháng 3/2019 nhưng giảm 5% so với tháng 4/2018.

Trong đó, giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn tiếp tục tăng nhẹ, đạt 440 USD/tấn, tăng 0,19% so với tháng trước nhưng giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi, do cầu sắn lát của thị trường Trung Quốc ảm đạm và nguồn cung dồi dào khi đang trong mùa thu hoạch đã kéo giá xuất khẩu sắn lát bình quân của Việt Nam trong tháng 4/2019 đạt 225 USD/tấn, giảm 2,67% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy mở rộng sản xuất và sử dụng ethanol với mục tiêu sử dụng 10 triệu tấn ethanol E10 vào năm 2020 sẽ đẩy nhu cầu sắn tăng gấp đôi. Thêm vào đó, Thái Lan vẫn duy trì giá xuất khẩu ổn định và đồng Baht tiếp tục tăng giá so với đồng USD, giúp giá sắn của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn so với giá sắn Thái Lan trên thị trường Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, triển vọng trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà sản xuất có sẵn sàng chấp nhận rủi ro tiếp tục phụ thuộc vào nhu cầu tại thị trường Trung Quốc hay không, hay hướng tới các giải pháp như: giảm diện tích trồng sắn, nâng cấp chất lượng sắn phục vụ ngành chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi hơn là chỉ tập trung vào việc cung cấp nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất ethanol của Trung Quốc.

Minh Thùy

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp