Tổ chức động vật Châu Á đề nghị chấm dứt chọi trâu Đồ Sơn

Thứ hai, 06/11/2017 19:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông David Neale - Giám đốc Phúc lợi động vật - Tổ chức Động vật Châu Á vừa có thư gửi Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Giám đốc Sở VHTT TP. Hải Phòng, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn đề nghị chấm dứt Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vì an toàn của cộng đồng.

Lễ hội choi trâu ở Đồ Sơn còn gọi là đấu ngưu là tập tục cổ có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Từ sự việc trâu húc chết chủ vừa qua đã tạo ra một làn sóng tranh cãi giữa việc bảo tồn và loại bỏ lễ hội. Hầu hết những khách nước ngoài và những hội bảo về động vật trong và ngoài nước  đều chung một ý kiến là loại bỏ lễ hội vì họ cho rằng quá tàn nhẫn, bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế.

Giám đốc Phúc lợi động vật Tổ chức Động vật châu Á David Neale gửi thư cho UBND thành phố Hải Phòng ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Sở VHTT Hải Phòng và Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn.  “Các hoạt động trong lễ hội như huấn luyện, chọi trâu và giết mổ sau trận đấu là hoàn toàn không phù hợp với định hướng phát triển một nền văn hóa Việt Nam văn minh, tiên tiến. Lễ hội để lại nhiều trải nghiệm tiêu cực cho du khách, khi trở về họ sẽ mang theo những hình ảnh về một lễ hội lạm dụng động vật để tiêu khiển hơn là một thành phố Hải Phòng hiện đại và năng động”, ông David viết.

Báo Công luận
Tổ chức động vật Châu Á đề nghị chấm dứt chọi trâu Đồ Sơn (Ảnh internet)
Tổ chức này lí luận, việc chứng kiến động vật chọi nhau và sau đó chúng bị giết để lấy thịt bán ngay bên ngoài đấu trường có thể khiến con người ngày càng vô cảm trước bạo lực, đặc biệt là trẻ em khi tâm lý và nhận thức chưa vững vàng. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người chứng kiến hay thực hiện hành vi bạo hành động vật sẽ có xu hướng bạo lực với cộng đồng. Đại diện tổ chức này cũng nhấn mạnh vấn đề nổi cộm năm qua: Chủ trâu Đinh Xuân Hướng thiệt mạng trong vòng loại chọi trâu Đồ Sơn 2017.  Trước đó, năm 2006 và 2007 trâu chọi cũng gây thương tích cho trọng tài và người dân ngồi xem trên khán đài. 

“Việc tiếp tục tổ chức lễ hội cũng là trái với ý định xây dựng nền văn hóa tiên tiến của Nhà nước, theo đó cần đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn còn các hủ tục cần được loại bỏ”, ông David nêu quan điểm. Tổ chức này kêu gọi Hải Phòng hợp tác chấm dứt lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Hơn một tháng sau khi lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 khép lại, chiều 4/11, Tổ chức động vật châu Á tổ chức cuộc tranh biện chủ đề “Duy trì nghi lễ hiến sinh trong các lễ hội để bảo tồn nền văn hóa”. Ông Nguyễn Tam Thanh, Tổ chức động vật châu Á trình bày báo cáo về lễ hội chọi trâu, trong đó đưa ra điều tra khá tỉ mỉ về quy mô lễ hội phát triển trong suốt những năm qua. Quan tâm tới phúc lợi động vật, tổ chức này lo ngại chế độ dinh dưỡng và tập luyện của trâu chọi. Đặc biệt khi đưa vào sân, trâu chọi còn được mài sừng để tăng tính sát thương.

Dù ghi nhận đây là lễ hội truyền thống của dân chài Đồ Sơn,nhưng tổ chức này bày tỏ quan điểm rằng: “Lễ hội truyền đi thông điệp sai về việc sử dụng động vật làm trò tiêu khiển cho con người”. Cho rằng lí lẽ “văn hóa”, “truyền thống” trong các lễ hội hiến sinh ở Việt Nam như cầu trâu, chém lợn là ngụy biện, Họ cho rằng văn hóa và truyền thống nên thay đổi và phát triển theo thời gian.

Trước đó, Bộ VHTT&DL cũng đã tạm dừng và tổ chức lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học hồi tháng 9. Nhiều nhà khoa học, văn hóa từng nêu quan điểm nên chăm chút thay vì cấm, bởi “nhìn theo hoàn cảnh lịch sử, huyện thoại nó có giá trị văn hóa và tâm linh”. Trong đó, các nhà văn hóa nhấn mạnh đến vai trò nhà quản lý, làm sao để các lễ hội này không ngày càng biến tướng và mang nặng tính thương mại hóa. 

Dù đây là cuộc tranh luận chưa có hồi kết, cũng như chưa có một quyết định nào được ban hành nhưng các cơ quan chức năng cũng cần xem xét, tổng hợp các ý kiến của dư luận cũng như của bạn bè quốc tế để đưa ra một quyết định, giải pháp phù hợp nhất để giữ được trọn cả giá trị về văn hóa lẫn giá trị nhân văn.

                                                                                                                                                                                                                               Bích Huyền

 

Tin khác

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa
Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa
Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa