Tòa án Myanmar tuyên án tử hình 19 người do hành vi bạo lực đối với quân đội

Thứ bảy, 10/04/2021 06:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một tòa án quân sự ở Myanmar đã tuyên án tử hình 19 người vì giết một quân nhân và làm bị thương một người khác, truyền hình nhà nước đưa tin vào tối thứ Sáu (9/4). Đây được cho là lần đầu tiên chính quyền sử dụng án tử hình kể từ khi tuyên bố thiết quân luật vào tháng trước.

Tòa án Myanmar tuyên 19 án tử hình đối vì hành vi bạo lực với quân đội - Ảnh: AP

Tòa án Myanmar tuyên 19 án tử hình đối vì hành vi bạo lực với quân đội - Ảnh: AP

Bài liên quan

Các bị cáo bị cáo buộc đã tấn công hai nhân viên và những người khác bằng dao và gậy ở thị trấn Bắc Okkalapa của Yangon trong kỳ nghỉ Ngày Lực lượng Vũ trang vào ngày 27 tháng 3. Họ được cho là đã lấy một chiếc xe máy và một khẩu súng từ những người bị tấn công.

Bản án đã được đưa ra hôm thứ Năm (8/4), theo truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin. Trong số 19 người bị xét xử, 17 người vẫn nằm trong danh sách truy nã. Trước cuộc đảo chính, Myanmar đã áp dụng án tử hình nhưng đã không thực hiện vụ hành quyết nào trong suốt 3 thập kỷ.

Tại khu vực cố đô Yangon, trong đó có khu vực phía bắc Okkalapa, bạo lực nghiêm trọng đã diễn ra trước phiên xét xử. Ít nhất 40 người được cho là đã thiệt mạng trong đợt đàn áp mới nhất của quân đội nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình đang diễn ra, mặc dù số người chết vẫn chưa được xác nhận vì không thể thống kê được thi thể do số người biểu tình bị bắn liên tục, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương.

Cũng trong ngày hôm qua (9/4), hai diễn viên nổi tiếng, Pyay Ti Oo và Eaindra Kyaw Zin, bị bắt tại nhà riêng với cáo buộc ủng hộ phong trào bất tuân dân sự chống lại chính quyền, State Media MRTV thông báo. Vụ bắt giữ diễn ra sau khi quân đội tuần trước bắt đầu công bố danh sách những người nổi tiếng bị truy nã gắt gao nhất, những người đã tuyên bố ủng hộ những người biểu tình trên mạng xã hội.

Trong khi đó ở Bago, cách Yangon khoảng gần 100km, hàng nghìn cư dân phải rời bỏ nhà cửa để thoát khỏi bạo lực.

Tính đến hết ngày thứ Sáu (9/4), tổng cộng 618 người đã chết trong các đợt trấn áp của lực lượng an ninh Myanmar kể từ cuộc đảo chính diễn ra vào đầu tháng Hai, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết. Ngày 27 tháng 3 là một trong những ngày đẫm máu nhất của cuộc đàn áp người biểu tình khi 114 người thiệt mạng.

Những người biểu tình sử dụng súng cao su trong khi nấp sau một chướng ngại vật trong cuộc biểu tình đang diễn ra ở Monywa, Myanmar vào ngày 29 tháng 3 - Ảnh: Reuters

Những người biểu tình sử dụng súng cao su trong khi nấp sau một chướng ngại vật trong cuộc biểu tình đang diễn ra ở Monywa, Myanmar vào ngày 29 tháng 3 - Ảnh: Reuters

Quân đội Myanmar từ chối đặc phái viên của LHQ

Sáng nay (10/4), Quân đội Myanmar đã từ chối yêu cầu đến thăm đất nước của đặc phái viên Liên Hợp Quốc Christine Schraner Burgener và hiện bà đang ở Bangkok, Thái Lan.

"Tôi rất tiếc rằng Tatmadaw (quân đội Myanmar) đã trả lời ngày hôm qua rằng họ chưa sẵn sàng tiếp nhận tôi", bà Burgener chia sẻ trên Twitter. "Tôi sẵn sàng đối thoại. Bạo lực không bao giờ dẫn đến các giải pháp bền vững hòa bình".

Trước đó, Liên Hợp Quốc cáo buộc an ninh Myanmar dùng ngày càng nhiều vũ khí hạng nặng trấn áp biểu tình, khi số người chết đã tăng lên hơn 600. Những vũ khí hạng nặng được lực lượng an ninh Myanmar sử dụng để đối phó với người biểu tình bao gồm súng phóng lựu, lựu đạn mảnh, súng máy và súng bắn tỉa, các quan chức Liên Hợp Quốc cho biết.

Trong khi đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield kêu gọi "hành động cụ thể" chống lại chính quyền, lưu ý rằng "chỉ các tuyên bố không đủ để ngăn quân đội đe dọa an ninh của khu vực."

"Các bước này bao gồm các biện pháp trừng phạt chống lại quân đội, các công ty nắm giữ của quân đội và bất kỳ ai tìm cách trục lợi từ bạo lực", Linda Thomas-Greenfield phát biểu tại cuộc họp Arria-Formula của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Myanmar.

"Lệnh trừng phạt cũng bao gồm việc duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar, và đảm bảo rằng các thành viên quân đội tham gia vào các hành động tàn bạo và các hành vi ngược đãi khác đối với người dân của họ sẽ phải chịu trách nhiệm", bà cho biết thêm.

Chấn Phong

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h