Toàn châu Âu chuẩn bị cho “cơn ác mộng” nếu Nga cắt nguồn cung năng lượng

Thứ hai, 11/07/2022 09:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nước châu Âu đang tức tốc đa dạng hoá nguồn cung cấp khí đốt và chuẩn bị kĩ càng trong trường hợp Nga ngừng xuất khẩu mặt hàng cần thiết này.

Tháng trước, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu thông qua đường ống dẫn khí Nord Stream 1 đã giảm xuống 40% công suất, đồng thời Moscow cảnh báo rằng việc chậm trễ còn tái diễn hơn nữa nếu việc sửa chữa kéo dài hơn dự kiến.

Việc ngừng hoạt động bảo trì hàng năm đối với đường ống Nord Stream1 dự kiến bắt đầu vào ngày 11/7 và kéo dài đến hết ngày 21/7, nhưng có những lo ngại rằng nó có thể bị kéo dài.

toan chau au chuan bi cho con ac mong neu nga cat nguon cung nang luong hinh 1

Các đường ống tại cơ sở Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: Reuters.

Hiện Liên minh châu Âu có các biện pháp để ngăn chặn và ứng phó với sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt. Khối đã sớm xác định ba loại khủng hoảng: cảnh báo sớm, cảnh báo và khẩn cấp. Ở ba cấp độ khủng hoảng, các quốc gia thành viên phải vạch sẵn chiến lược về cách họ sẽ quản lý hậu quả của sự gián đoạn nguồn cung.

Bên cạnh đó, các chính phủ chỉ có thể tham gia vào trường hợp khẩn cấp nếu các phương pháp dựa trên thị trường không đủ để đảm bảo cung cấp cho các hộ gia đình và khách hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu.

Đức đang chuẩn bị tinh thần để có khả năng Nga ngừng vĩnh viễn dòng khí đốt từ thứ Hai khi công việc bảo trì bắt đầu trên đường ống Nord Stream 1 mang nhiên liệu đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu qua Biển Baltic.

Được biết, nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc vào Nga với 55% nhu cầu khí đốt, đã bước vào Giai đoạn 2 của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn.

Chính phủ nước này đã bật chế độ Giai đoạn 2 - "Giai đoạn báo động", đó là nguy cơ cao về việc thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt trong dài hạn. Theo kế hoạch, Đức sẽ cung cấp hạn mức tín dụng 15 tỷ euro (15,8 tỷ USD) để lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt. Một mô hình đấu giá gas sẽ được đưa ra vào mùa hè này để khuyến khích người tiêu dùng gas công nghiệp.

Hôm thứ nay (11/7), Nga sẽ đóng cửa Nord Stream 1, đường ống dẫn khí chính của nước này vào Đức để bảo trì (kế hoạch 10 ngày) nhưng có những lo ngại rằng đường ống sẽ không mở lại, đẩy quốc gia sản xuất lớn nhất châu Âu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng. Mặc dù Anh không phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng nếu nguồn cung giảm, giá sẽ còn tăng hơn nữa.

Các kế hoạch cung cấp điện khẩn cấp hiện có của Anh phần lớn được thiết kế cho tình trạng mất điện do bão lớn hoặc sự cố trong hệ thống chứ không phải do thiếu hụt nguồn cung cấp. Nhưng các quan chức nước này đang phải đối mặt với khả năng thiếu hụt năng lượng kéo dài trong nhiều tháng. Trong một “trường hợp xấu nhất hợp lý”, hàng triệu hộ gia đình có thể buộc phải cắt giảm tiêu thụ vào thời gian cao điểm.

Hiện Đan Mạch, Thuỵ Điển và Áo cũng đã kích hoạt bước đầu tiên của kế hoạch khẩn cấp ba giai đoạn. Các quốc gia này sẽ ra lệnh cho các ngành công nghiệp tìm các giải pháp thay thế khí tự nhiên nếu có thể, đồng thời kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng.

Bulgaria phụ thuộc hơn 90% nhu cầu khí đốt từ Nga, đã đồng ý mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và tăng cường đàm phán với Azerbaijan để tăng cường cung cấp khí đốt.

Ý, quốc gia nhận được khoảng 40% nhu cầu khí đốt từ Nga, đã công bố các biện pháp ban đầu để tăng cường dự trữ khí đốt trong tuần này và có kế hoạch tối đa hóa việc sử dụng các nhà máy nhiệt điện than nếu cần để tiết kiệm khí đốt.

Trong khi đó, Cộng hòa Séc đã ủng hộ một dự luật cho phép Bộ Năng lượng thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tình trạng khẩn cấp và có thể cho phép các nhà máy nhiệt điện than dự kiến ngừng hoạt động vào năm tới do vi phạm các giới hạn phát thải để tiếp tục vận hành.

Phần Lan và các nước Baltic sẽ hoãn bảo trì vào mùa hè trên một đường ống dẫn khí đốt chính để giúp đảm bảo nguồn cung cấp.

Pháp đang lên kế hoạch dự phòng cho việc Nga cắt giảm dòng khí đốt, chính phủ nước thúc giục các cá nhân và doanh nghiệp giảm sử dụng điện. Được biết, Pháp ít phụ thuộc hơn một số nước láng giềng về nhập khẩu khí đốt từ Nga, vốn chỉ chiếm khoảng 17% lượng tiêu thụ khí đốt của nước này.

Theo một kế hoạch dự phòng, Hy Lạp, quốc gia sử dụng khí đốt chủ yếu để phát điện, sẽ nhận thêm lượng LNG và chuyển bốn nhà máy chạy bằng khí đốt sang động cơ diesel. Đồng thời cũng sẽ tăng cường khai thác than trong hai năm tới như một biện pháp tạm thời.

Một đường ống dẫn khí đốt bị trì hoãn từ lâu giữa Hy Lạp và Bulgaria đã được hoàn thành và có thể bắt đầu hoạt động thương mại trong tháng này.

Lê Na (Theo TheGuardian, Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp