Nhà báo, thiếu tá Đỗ Thành Sự - Đài TH ANTV Quảng Ngãi:

“Tôi coi những trăn trở của người dân, đồng đội chính là sự trăn trở của mình”...

Thứ năm, 03/10/2019 09:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cùng với báo chí cả nước, báo chí CAND luôn chủ động nghiên cứu, từng bước đổi mới về hình thức và nội dung. Thiếu tá Đỗ Thành Sự - Đài TH ANTV Quảng Ngãi đã có những chia sẻ với NB&CL.

Cùng với báo chí cả nước, báo chí CAND luôn chủ động nghiên cứu, từng bước đổi mới về hình thức và nội dung, dành nhiều bài viết phản ánh sinh động về tình hình, kết quả công tác bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bình yên của Tổ quốc. Là một tác giả liên tục có các tác phẩm báo chí đạt giải Vàng và được đánh giá cao trong các kỳ Liên hoan Truyền hình của CAND cũng như Liên hoan Truyền hình toàn quốc, nhà báo, Thiếu tá Đỗ Thành Sự - Đài TH ANTV Quảng Ngãi đã có những chia sẻ với NB&CL về tác phẩm đoạt giải Vàng tại Liên hoan Phát thanh, Truyền hình CAND vừa diễn ra mới đây cũng như trọng trách mà báo chí CAND đang thực hiện.

“Gánh nợ đại tiệc sinh nhật”- một đề tài lạ và hấp dẫn

+ Xin phép được bắt đầu từ tác phẩm đoạt Giải Vàng tại Liên hoan Phát thanh, Truyền hình CAND vừa diễn ra mới đây – “Gánh nợ đại tiệc sinh nhật”. Lý do nào để anh lựa chọn tên gọi khá lạ này cho tác phẩm, thưa anh?

- Ban đầu rất nhiều cái tên tôi định đặt cho tác phẩm này, nhưng cuối cùng tôi quyết định chọn tên “Gánh nợ đại tiệc sinh nhật”. Thông thường nói đến việc tổ chức đại tiệc sinh nhật thì sẽ nghĩ đến gia đình đó có cuộc sống khá giả mới tổ chức đại tiệc sinh nhật mời hàng trăm bạn bè, người thân đến tiệc tùng. Nhưng ở đây, sau khi tổ chức đại tiệc sinh nhật từ 300 khách đến 800 khách là thảm cảnh thua lỗ, nợ nần chồng chất. Hết ngày này đến ngày khác người dân nghèo chìm trong tiệc tùng. Không có tiền người dân phải đi vay mượn để dự tiệc. Ruộng đồng, nương rẫy không có người gặt, chăm sóc. Đối với người dân vùng cao Quảng Ngãi vốn dĩ còn nghèo khó, nhọc nhằn. Giờ đây phải oằn lưng thêm gánh nợ phải trả sau khi tổ chức đại tiệc sinh nhật.

Nhà báo Thiếu tá Đỗ Thành Sự.

Nhà báo Thiếu tá Đỗ Thành Sự.

+ Lý do gì mà anh lựa chọn đề tài như vậy và trong quá trình thực hiện anh đã gặp những khó khăn nào?

- Năm 2017, qua chuyến công tác tại huyện miền núi Ba Tơ tôi phát hiện nhiều hộ dân nghèo tổ chức sinh nhật linh đình. Đây là một vấn nạn lần đầu tiên xuất hiện ở Quảng Ngãi. Với báo chí đây là đề tài lạ, hấp dẫn. Tôi đã báo cáo lãnh đạo đơn vị về đề tài này. Để có hình ảnh đầy đủ thực trạng tổ chức sinh nhật, thời gian gần 2 năm, chúng tôi đã tỏa về các xã vùng cao Quảng Ngãi xâm nhập vào các gia đình tổ chức sinh nhật. Không đơn giản phóng viên đến xin thì họ đồng ý cho dự, ghi lại hình ảnh tổ chức tiệc sinh nhật, đặc biệt là tiệc nhà cán bộ. Sau nhiều đám tiệc không được cho vào dự, chúng tôi phải đóng nhiều vai khác như thợ chụp ảnh, quay phim, hay nhà nghiên cứu văn hóa... Hay, để có được những hình ảnh đắt giá khi chủ dịch vụ tổ chức tiệc đến gạ gẫm, dụ dỗ người dân tổ chức sinh nhật, cảnh chủ nợ đòi nợ người dân, cảnh cán bộ trong phòng riêng hớn hở với đống tiền thu lãi mừng sinh nhật... chúng tôi phải đóng vai là người giúp việc phục vụ tiệc sinh nhật để quay lén lại hình ảnh đắt giá này.

+ Đến thời điểm hiện tại, câu chuyện của những “gánh nợ” đó đã kết thúc hay chưa? Thông điệp anh muốn đưa đến công chúng là gì?

- Năm 2017 đại tiệc sinh nhật xuất hiện tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Đến nay “cơn lốc” tổ chức đại tiệc sinh nhật lan rộng đến 7 huyện vùng ở Quảng Ngãi có đồng bào Hre, Cadong, Cor sinh sống và lan rộng đến tỉnh Kon Tum. Việc tổ chức đại tiệc sinh nhật không dừng lại mà tiếp tục lan rộng qua các địa phương khác. Người dân còn tổ chức đại tiệc sinh nhật thì càng ngập trong nợ nần, thiếu thốn.

Xây dựng tác phẩm “Gánh nợ đại tiệc sinh nhật” chúng tôi cố gắng phản ánh đầy đủ hình ảnh về thực trạng, hệ lụy để người xem hiểu rõ vấn nạn này. Qua đó, thông điệp chúng tôi muốn gửi gắm là về người dân vùng cao vì nhận thức còn hạn chế dẫn đến đua đòi, bắt chước, dụ dỗ và bị cuốn theo “cơn lốc” đại tiệc sinh nhật khiến nợ nần chồng chất. Trong khi đó, những con buôn, cơ sở dịch vụ tổ chức tiệc và cán bộ thì trục lợi, làm giàu từ việc tổ chức đại tiệc.

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, đồng Chủ tịch Liên hoan Phát thanh, Truyền hình CAND lần thứ XII - 2019 trao giải cho các đoàn có tác phẩm báo chí Truyền hình đạt HCV.

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, đồng Chủ tịch Liên hoan Phát thanh, Truyền hình CAND lần thứ XII - 2019 trao giải cho các đoàn có tác phẩm báo chí Truyền hình đạt HCV.

+ Đây chắc chắn không chỉ là tác phẩm được giải Vàng duy nhất của anh đến nay?

- Trong kỳ liên hoan Phát thanh, Truyền hình CAND lần này, ngoài giải Vàng phóng sự “Gánh nợ đại tiệc sinh nhật”, tôi cũng đoạt giải Vàng tác phẩm phát thanh “Nước mắt tìm Vàng”. Nội dung là câu chuyện truyền thanh cảnh giác về hậu quả của việc người dân vùng cao bị dụ dỗ đi đào đãi vàng trái phép trên núi. Hậu quả là những cơn lũ quét gây ra bao thảm cảnh. Đặc biệt, trong kỳ Liên hoan Truyền hình CAND năm 2017, tác phẩm “Bài học từ Đăkđrinh” đã đoạt giải Vàng. Đây là đề tài tôi theo đuổi suốt 4 năm trời, phản ánh ngay từ đầu quy hoạch dự án thủy điện Đăkđrinh đến quá trình đền bù, tái định cư và các phiên tòa xét xử sai phạm. Tác phẩm này tiếp tục được chỉnh sửa qua chuyên đề tiếng dân tộc của Đài PTTH tỉnh Quảng Ngãi và đoạt giải Vàng tại Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 37.

Phát huy vai trò của báo chí CAND trong bảo vệ ANTT

+ Anh đánh giá thế nào về vai trò của báo chí CAND trong việc bảo vệ ANTT, giữ gìn bình yên cho cuộc sống?

-  Báo chí CAND đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ANTT, giữ gìn bình yên cho cuộc sống. Đây là phương tiện hữu ích giúp ngành công an, là cầu nối giữa lực lượng công an với các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự và cũng là phương tiện cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hiện nay với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới, báo chí CAND  luôn bám sát cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đã phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin chính trị, xã hội…  góp phần đắc lực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Bên cạnh đó, những bài viết đã vạch rõ chân tướng của những tổ chức, cá nhân có hoạt động tuyên truyền các thông tin độc hại, sai trái, thù địch, giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng.

+ Để thực hiện được trọng trách lớn lao đó, theo anh những phóng viên khoác trên mình áo lính cần hội tụ những yếu tố cần thiết nào?

- Để phản ánh được tình hình ANTT đến được với bạn xem truyền hình, bạn nghe đài phát thanh và bạn đọc báo là một chặng đường đầy thử thách ý chí của những người làm công tác báo chí - tuyên truyền trong lực lượng CAND như chúng tôi. Chúng tôi luôn quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực cùng đồng đội bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trong xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay, tin tức phải được đưa đến độc giả nhanh và chính xác nhất, điều này đòi hỏi những người chiến sĩ làm báo phải nâng cao nghiệp vụ để phát hiện và xử lý tình huống một cách nhanh nhạy nhất. Song song với đó phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, giữ vững phẩm chất chính trị, có quan điểm thái độ đúng đắn, bản lĩnh vững vàng trước những tác động tiêu cực của xã hội.

Bên cạnh sự yêu mến, say mê nghề nghiệp, còn phải biết chấp nhận và vượt qua những khó khăn, gian khổ, luôn phản ánh trung thực, dũng cảm với công việc, đồng cam, chia sẻ, coi những trăn trở, tâm tư của người dân, đồng đội chính là sự trăn trở của mình... Có thế mới thu nhận được thông tin sâu sắc, chính xác và có cảm xúc để viết nên những tác phẩm báo chí thực sự có giá trị.

Minh Khuê (Thực hiện)

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo