Nhà báo Võ Quốc Thái:

Tôi rất thích viết mảng người tốt, việc tốt

Thứ hai, 21/01/2019 11:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Sản phẩm mà nghề báo tạo ra rất đặc biệt: mỗi bài báo là một nỗi trăn trở về cuộc sống mà nhà báo coi đó như bổn phận, trách nhiệm của mình với xã hội” – nhà báo Võ Quốc Thái nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện về nghề.

Ai cũng có một lý do để theo đuổi và đam mê với nghề nghiệp của mình, thế còn Võ Quốc Thái thì sao, thưa nhà báo?

Ngay từ khi còn học phổ thông, tôi đã tham gia cộng tác cho Báo Hoa học trò và Tập san Áo trắng của Báo Tuổi trẻ, đồng thời tham gia CLB Văn học của Bộ môn Ngữ văn. Vì thế, bản thân đã rất yêu thích nghề báo. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Cần Thơ, tôi về thực tập tại Báo Hậu Giang khoảng 2 tháng.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trao Giải C- Giải báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018 cho nhà báo Võ Quốc Thái (áo xanh) (Ảnh: NVCC)

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trao Giải C- Giải báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018 cho nhà báo Võ Quốc Thái (áo xanh) (Ảnh: NVCC)

Đây chính là khoảng thời gian, tôi có cơ hội tham gia các lớp tập huấn viết tin, bài do Ban Biên tập tổ chức, đồng thời quen biết với nhà báo Duy Khương- nay là Trưởng phân xã TTXVN tại Hậu Giang. Anh ấy đã tận tình hướng dẫn tôi nhiếp ảnh, đi khắp các vùng quê tìm hiểu về cuộc sống bà con, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Từ đó, giúp tôi hiểu hơn về ý nghĩa của nghề báo, để tạo ra tác phẩm hấp dẫn, cần lắm sự nhọc nhằn, vất vả của mỗi phóng viên. Vì thế tôi suy nghĩ nhất quyết mình sẽ phải theo đuổi nghề báo.

Tháng 1/2011, tôi xin vào làm ở Báo Cần Thơ vì TP. Cần Thơ được xem là trung tâm báo chí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tôi sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những nhà báo lớn đến từ các cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn, đến những người làm báo chuyên nghiệp, năng động của Báo Cần Thơ. Nhiệm vụ chính của tôi là phụ trách mảng Công tác Thanh niên và một số lĩnh vực Chính trị- Xã hội khác (từ năm 2011 đến nay).

Vừa là một nhà báo phụ trách mảng Công tác Thanh niên vừa là một cán bộ Đoàn, hẳn anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm báo chí về thanh niên?

Suốt 7 năm là phóng viên phụ trách mảng Công tác Thanh niên, tôi đã cho ra đời nhiều tác phẩm báo chí về thanh niên. Trong đó, tôi tâm đắc nhất là tác phẩm 5 kỳ “Thanh niên miền Tây bứt phá làm giàu” viết chung với 2 nhà báo: Phạm Trung và Thanh Thư. Tác phẩm này đã được Giải Nhì (không có Giải Nhất) Giải Báo chí viết về Lao động và Việc làm, do Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổ chức Lao động Quốc tế tổ chức năm 2015.

Chi đoàn cơ sở Báo Cần Thơ tham gia cùng Câu lạc bộ Kỹ năng và Cộng đồng SCV (TP. Cần Thơ) trao quà cho học sinh nghèo tại tỉnh Hậu Giang (Ảnh: NVCC)

Chi đoàn cơ sở Báo Cần Thơ tham gia cùng Câu lạc bộ Kỹ năng và Cộng đồng SCV (TP. Cần Thơ) trao quà cho học sinh nghèo tại tỉnh Hậu Giang (Ảnh: NVCC)

Như bạn đã biết, thanh niên nông thôn vùng ĐBSCL xưa nay vẫn có tình trạng ly hương, ly nông. Hiện nay, nhiều vùng quê chủ yếu là người già, trẻ em. Giữa tình trạng ấy, vẫn có nhiều kỹ sư, cử nhân rời thành phố, trở về quê, quyết chí làm giàu. Nhiều bạn trẻ trở thành tỉ phú, giúp nhiều nông dân vươn lên khá giả đưa nông sản chẳng những lan tỏa khắp các tỉnh, thành mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thông qua những mô hình hay, sáng tạo, tôi muốn truyền đi thông điệp về tinh thần khởi nghiệp, khát khao làm giàu của những bạn trẻ ở ngay chính trên quê hương, cổ vũ phong trào khởi nghiệp ở địa phương.

Hay như phóng sự ảnh “Ngày hạnh phúc”, ghi lại những thời khắc xúc động của cặp đôi trong ngày cưới. Họ là những người khuyết tật, cùng nên duyên với nhau. Những khoảnh khắc khi tôi thực hiện phóng sự này, thực sự xúc động khi những cảnh đời gặp gỡ, san sẻ khó khăn với nhau. Họ đến với nhau không chỉ ở tình yêu đôi lứa, mà là cả đức hy sinh, tấm lòng nhân ái cao cả.

Thật ra, kể một vài tác phẩm để bạn thấy, tôi rất thích viết mảng người tốt, việc tốt, những câu chuyện đẹp trong cuộc sống để thấy cuộc đời vẫn rất đẹp, vẫn còn nhiều người tốt để lan tỏa những câu chuyện đẹp trong cuộc sống.

Để làm tốt công việc của một nhà báo và một cán bộ Đoàn, anh đã cân bằng chúng như thế nào, thưa anh?

Vừa là phóng viên, vừa tham gia công tác Đoàn, quả thực bản thân tôi gặp nhiều áp lực, từ sắp xếp thời gian cho công tác Đoàn vừa phải thường xuyên đi công tác ở các địa bàn xa. Nhưng ngẫm nghĩ lại, cán bộ kiêm nhiệm thực ra cũng gặp nhiều thuận lợi bởi là phóng viên, mình hiểu được nhu cầu của đoàn viên (đoàn viên Chi đoàn đa số là phóng viên) cần gì? Đó là nhu cầu được trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng trong nghề nghiệp. Vậy là mình phối hợp với Câu lạc Nhà báo trẻ của cơ quan tổ chức các hoạt động giao lưu, tìm hiểu một số mô hình tòa soạn ở các tỉnh khu vực ĐBSCL; mời các nhà báo có kinh nghiệm chia sẻ cách viết tin, bài, nhiếp ảnh trong báo chí…. Qua các hoạt động, mình vừa học nghề, vừa tiến bộ và trưởng thành hơn trong nghề nghiệp.

Công việc nhiều nhưng thời gian mỗi ngày chỉ 24 giờ, không thể nhiều hơn được, vì vậy bản thân tôi sắp xếp thời gian khoa học, gắn hoạt động Đoàn với sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ. Điều quan trọng là hoạt động Đoàn cần lắm sự đam mê, niềm vui khi được làm nhiều việc hữu ích vì cộng đồng. Đó là động lực để tôi vượt qua những khó khăn và hài hòa giữa công việc vừa hoạt động phong trào.

Nhà báo Võ Quốc Thái (đội mũ) cùng với các chiến sĩ tại đảo thuộc Vùng 5 Hải quân (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Võ Quốc Thái (đội mũ) cùng với các chiến sĩ tại đảo thuộc Vùng 5 Hải quân (Ảnh: NVCC)

Dưới góc nhìn của một nhà báo trẻ trong thời đại 4.0, anh có suy nghĩ thế nào về nghề báo mà chúng ta đang theo đuổi?

Nhà báo Võ Quốc Thái: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, người làm báo hiện nay có nhiều lợi thế, nhất là trong khai thác thông tin. Chỉ vài phút vào Internet là có thể biết cả thế giới có việc gì đang diễn ra. Do sự phát triển của các loại hình báo chí mà chúng ta có thể lựa chọn sử dụng bất kỳ một sản phẩm báo chí nào. Thực trạng trên đặt cho người làm báo thách thức mới, nhất là tình trạng đưa thông tin thiếu trung thực, phiến diện một chiều, thậm chí là xuyên tạc, sai sự thật. Có lẽ, nguyên nhân là do sự bùng nổ thông tin, phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi các báo phải cạnh tranh. Đó là sự cạnh tranh bằng việc đưa tin nhanh nhất, chính xác, trung thực, khách quan và hấp dẫn nhất, chứ không phải bằng những thủ thuật giật gân, câu khách rẻ tiền.

Theo ý kiến cá nhân tôi, đã theo nghề này người làm báo phải dấn thân, không quản ngại khó khăn, làm nghề một sách say mê, sẵn sàng truy tìm đến tận cùng sự thật, đưa ra chân lý. Chứ không chạy theo tin giật gân, tốc độ mà bỏ đi tính chính xác, khách quan vốn là lẽ sống của người làm báo và là tôn chỉ của mỗi cơ quan báo chí.

Muốn vậy, người làm báo phải tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời trau dồi đạo đức nghề nghiệp để sáng tạo những tác phẩm báo chí hấp dẫn, khách quan nhất. Vì nghề báo là nghề đặc biệt, mỗi người làm báo đôi khi đại diện cho một nhóm công chúng nhất định, những tác phẩm của họ sẽ có tác động lớn đến xã hội. Việc đưa tin không chính xác, thiếu khách quan hoặc sai lệch, ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Ngược lại, những tác phẩm trung thực, khách quan, cung cấp thông tin chính xác sẽ là tiếng nói đóng góp cho từng lĩnh vực nhất định, có thể giúp ngành chức năng hoạch định chính sách, điều chỉnh chính sách phù hợp hơn góp phần xây dựng đất nước.

Được biết anh vừa giành Giải C Giải Báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc với loạt bài “Vững vàng trên biển đảo Tây Nam” ( 3 kỳ), chắc hẳn anh đã được đặt chân đến nhiều đảo, quần đảo ở nước ta?

 Thật ra, tôi chưa lần nào đến Trường Sa vì chưa có điều kiện (vì 4 năm qua, tôi học thêm bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh và hiện đang học Thạc sĩ Báo chí của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, mở tại tỉnh Vĩnh Long). Tuy nhiên, tôi đã 9 lần (từ các đoàn Trung ương đến địa phương) tham gia công tác ở vùng biển, đảo thuộc Vùng 5 Hải quân (gồm các quần đảo: Phú Quốc, Nam Du, Hải Tặc, Hòn Khoai, Hòn Chuối, Thổ Chu).

Ở mỗi nơi đến, điều kiện cuộc sống chiến sĩ còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng các anh vẫn ngày đêm kiên cường bám đảo, giữ vững chủ quyền biển, đảo phía Tây Nam của Tổ quốc ngày vững chắc. Tôi nghĩ rằng, bản thân cần làm nhiều hơn, phát động nhiều phong trào hướng về biển, đảo để các anh yên tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Từ những chuyến công tác đó, tôi đã viết tác phẩm “Vững vàng trên biển đảo Tây Nam” (3 kỳ). Thật may mắn, tác phẩm ấy đã giành Giải C Giải Báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018. Tác phẩm thể hiện tinh thần vượt khó, sự hy sinh của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển trời của Tổ quốc; những tình cảm của quân và dân đất liền hướng về biển, đảo.

Nhà báo Võ Quốc Thái tác nghiệp tại đảo thuộc Vùng 5 Hải quân (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Võ Quốc Thái tác nghiệp tại đảo thuộc Vùng 5 Hải quân (Ảnh: NVCC)

Với tư cách là người đi trước, anh có lời khuyên nào dành cho những phóng viên trẻ mới bước chân vào nghề?
 Chưa bao giờ, các loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ và có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Điều đó đặt ra thách thức không nhỏ cho những người làm báo trẻ. Bản thân những phóng viên trẻ cũng có sự cạnh tranh trong nghề nghiệp rất cao. Vì vậy, tôi nghĩ  các bạn trẻ cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ tiếp cận các loại hình báo chí hiện đại, đa phương tiện; nâng cao trình độ chính trị, kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực; đi đôi với việc rèn luyện đạo đức, phong cách; luôn nêu cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, sao cho mỗi tin bài thể hiện trên mặt báo giúp công chúng có thông tin sâu sắc, chính xác, định hướng cho suy nghĩ đúng, thái độ, hành động tích cực, xây dựng.

Mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình một con đường để đi đến thành công, với nghề báo đòi hỏi người trẻ sự quyết tâm và niềm đam mê trong nghề nghiệp. Bởi sản phẩm mà nghề báo tạo ra rất đặc biệt: mỗi bài báo là một nỗi trăn trở về cuộc sống mà nhà báo coi đó như bổn phận, trách nhiệm của mình với xã hội.

Xin cảm ơn anh!

Ngô Khiêm (thực hiện)

Không những được biết đến là tác giả của nhiều giải thưởng báo chí ở Trung ương cũng như địa phương mà nhà báo Võ Quốc Thái còn được biết đến là cán bộ Đoàn năng nổ, nhiệt huyết của Báo Cần Thơ. Nhà báo Võ Quốc Thái sinh năm 1988 tại Hậu Giang. Anh hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Khối Cơ quan Dân Chính Đảng TP. Cần Thơ, Bí thư Chi đoàn cơ sở Báo Cần Thơ. Anh đã được nhận nhiều Bằng khen và giải thưởng báo chí như: Bằng khen của Thành đoàn Cần Thơ vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền giáo dục năm 2016, Bằng khen của Thành đoàn Cần Thơ vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2016, Giải Ba Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP Cần Thơ năm 2016, Bằng khen của Bô Tư lệnh Hải quân có thành tích tiêu biểu trong tuyên truyền về biển, đảo năm 2017, Giải C Giải Báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018, Giải Ba Giải Báo chí viết về công tác Đoàn và thanh thiếu nhi năm 2018…

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo