Tôn vinh 53 tác phẩm tại Lễ trao giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM lần 2

Thứ bảy, 20/04/2019 09:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 19/4, tại Nhà hát Thành phố (TP.HCM) đã diễn ra lễ công bố và trao giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM lần 2 (giai đoạn từ năm 2012 - 2017).

Đây là giải thưởng do UBND TP.HCM tổ chức nhằm tôn vinh những sáng tạo của giới văn nghệ sĩ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật xuất sắc thuộc các loại hình: văn học, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, múa và lý luận phê bình.

Từ năm 2005, Giải thưởng VHNT TP.HCM được tổ chức 2 năm một lần và luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo văn nghệ sĩ cùng các đơn vị hoạt động nghệ thuật tại TP.HCM tham gia.

Lãnh đạo TPHCM chúc mừng các cá nhân, tập thể đoạt giải. Ảnh: sggp.org.vn

Lãnh đạo TPHCM chúc mừng các cá nhân, tập thể đoạt giải. Ảnh: sggp.org.vn

Năm nay, ban tổ chức đã trao 53 giải thưởng cho các tác phẩm VHNT xuất sắc. Ở lĩnh vực kiến trúc, công trình ngoại thất Quảng trường đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TPHCM của KTS Nguyễn Trường Lưu đoạt giải nhất. Lĩnh vực mỹ thuật, không có giải nhất, hai giải nhì thuộc về các tác phẩm tượng chân dung Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (tác giả Lê Lang Biên) và tác phẩm sơn mài Bình Lợi ngày mới (của Nguyễn Trọng Hoàn). 

Ở chuyên ngành âm nhạc, ca khúc "Lời Bác sáng biển Đông" (Trần Long Ẩn) đoạt giải nhất; 2 tác phẩm đồng giải nhì gồm tác phẩm khí nhạc "Dòng sông kể chuyện" (Lư Nhất Vũ), ca khúc "Nhật ký của Mẹ" (Nguyễn Văn Chung); 2 tác phẩm đồng giải ba là ca khúc "Guitar biển đảo" (Nguyễn Quang Vinh) và "Công ơn Hùng Vương" (Hoài An); 2 tác phẩm đoạt giải khuyến khích là ca khúc "Thiếu nhi thành phố Bác Hồ" (Lê Anh Tú) và ca khúc "Bên tượng đài" (Nguyễn Ngọc Thiện - thơ Hồ Thi Ca).

Lĩnh vực văn học, truyện ký "Ở R - Chuyện kể sau 50 năm" (cố nhà văn Lê Văn Thảo) đoạt giải nhất; giải nhì là tiểu thuyết "Phượng hoàng" của nhà văn Văn Lê và tiểu thuyết "Trong cơn lốc xoáy" của nhà văn Trầm Hương; giải ba trao cho trường ca "Bước gió truyền kỳ" của nhà thơ Phan Hoàng; ngoài ra còn 3 giải khuyến khích.

Ở chuyên ngành điện ảnh, bộ phim "Thiên mệnh anh hùng" của đạo diễn Victor Vũ đoạt giải nhất. Đồng giải nhì là hai bộ phim tài liệu "Đội cận vệ A6 anh hùng" (biên kịch: Lê Văn Duy, đạo diễn Dương Cẩm Thúy) và "Có một cơ hội bị bỏ lỡ" (kịch bản: Nguyễn Mộng Long, đạo diễn: Nguyễn Mộng Long - Uông Thị Hạnh). Đồng giải ba là "Cô Ba Sài Gòn" của bộ đôi đạo diễn Trần Bửu Lộc - Kay Nguyễn và "Cỏ biếc" của đạo diễn Victor Vũ. Bộ phim đoạt giải khuyến khích là "Đất mặn" của đạo diễn Nguyễn Tường Phương.

Theo ban tổ chức, nét mới của Giải thưởng VHNT TP.HCM lần này so với các giải thưởng trước đây là số lượng tác phẩm của các văn nghệ sĩ gửi về tham dự nhiều hơn, một số loại hình nghệ thuật được bổ sung như công trình lý luận phê bình, mở rộng một số hình thức tác phẩm của loại hình nghệ thuật như múa tình tiết, nghệ thuật sắp đặt, thư pháp,… để phù hợp với xu thế phát triển của VHNT trong thời kỳ hội nhập.

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, giải thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực sáng tạo của giới văn nghệ sĩ TP, tôn vinh các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, động viên khích lệ các văn nghệ sĩ sáng tạo. Để đưa các tác phẩm đến gần với công chúng, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM cần phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan tiếp tục quảng bá sâu rộng các tác phẩm đoạt giải. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị, các văn nghệ sĩ tiếp tục đầu tư, sáng tác các tác phẩm VHNT có giá trị cao, đặc biệt là trong đợt kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

B.V

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa