Tổng thống Putin: Các biện pháp trừng phạt sẽ gây thảm họa giá năng lượng tăng đột biến

Chủ nhật, 10/07/2022 10:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ 6 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo phương Tây rằng việc tiếp tục các lệnh trừng phạt chống lại Nga có nguy cơ gây ra các đợt tăng giá năng lượng thảm khốc đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Tổng thống Putin, người coi các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga như một lời tuyên chiến kinh tế, nói rằng những lời kêu gọi của phương Tây nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga đã khiến thị trường toàn cầu “phát sốt” với giá dầu và khí đốt tăng đột biến.

tong thong putin cac bien phap trung phat se gay tham hoa gia nang luong tang dot bien hinh 1

Theo Tổng thống Putin, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga gây ra nhiều thiệt hại hơn cho những quốc gia áp đặt chúng. Ảnh: RIA.

Các khách hàng của Liên minh châu Âu cho biết họ muốn loại bỏ khí đốt của Nga trong khi các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 cho biết vào tháng trước rằng họ muốn khám phá “mức giá” đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga, bao gồm cả dầu.

Ông Putin nói với các nhà lãnh đạo ngành dầu khí Nga, trong đó có Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Rosneft - ông Igor Sechin và Phó Thủ tướng Alexander Novak rằng: “Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga gây ra nhiều thiệt hại hơn cho những quốc gia áp đặt chúng.”

Theo Tổng thống Putin: “Việc sử dụng thêm các biện pháp trừng phạt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn - thậm chí là thảm khốc trên thị trường năng lượng toàn cầu.”

Cuộc xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2 của Tổng thống Putin và việc phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại đối với Nga đã làm suy yếu các giả định về thị trường năng lượng và hàng hóa - đồng thời kìm hãm tăng trưởng toàn cầu.

Khi Putin vật lộn với một cuộc chiến tranh lớn, cuộc khủng hoảng địa chính trị lớn nhất và thách thức kinh tế lớn nhất của Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, người đứng đầu Điện Kremlin 69 tuổi đã liên tục ra hiệu rằng ông không có tâm trạng lùi bước.

Năng lượng là một lĩnh vực mà Điện Kremlin vẫn còn có sức ảnh hưởng trên toàn cầu - và các cường quốc châu Âu bao gồm cả Đức đang lo ngại rằng ông có thể sắp cắt giảm nguồn cung năng lượng hơn nữa.

Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Ả Rập Xê-út, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và Nga cũng là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 30% dầu từ Nga.

Với giá năng lượng đã tăng cao trong suốt 5 tháng qua kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, thế giới đang chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung tiếp tục từ Nga: Đường ống Nord Stream 1 dưới Baltic, một tuyến đường cung cấp quan trọng cho Đức, sẽ được bảo trì từ ngày 11 tháng 7 đến ngày 21 tháng 7.

Gazprom - công ty tinh lọc khí thiên nhiên Nga lớn nhất thế giới, đã cắt giảm công suất thông qua đường ống xuống chỉ còn 40%, với lý do việc trả lại thiết bị bị trì hoãn bởi công ty năng lượng Siemens Energy của Đức ở Canada do lệnh trừng phạt.

Tập đoàn Đường ống Caspian, tập đoàn vận chuyển khoảng 1% lượng dầu toàn cầu, đã bị tòa án Nga ra lệnh đình chỉ hoạt động hôm thứ 3. Các dòng chảy khí đốt vẫn tiếp tục được vận chuyển, nhưng không rõ nó sẽ được tiếp tục trong bao lâu.

Ông Putin nói: “Chúng tôi biết rằng châu Âu đang cố gắng thay thế các nguồn năng lượng của Nga. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng kết quả của những hành động như vậy sẽ khiến giá khí đốt trên thị trường giao ngay tăng và chi phí sử dụng năng lượng cho người tiêu dùng cuối cùng tăng lên.”

Trong vài tháng gần đây, để đáp trả lại các lệnh trừng phạt của châu Âu, Nga đã cắt các dòng khí đốt đến Bulgaria, Ba Lan, Phần Lan, nhà cung cấp Đan Mạch Orsted, công ty Hà Lan Gasterra và Shell cho các hợp đồng của Đức, sau khi tất cả đều từ chối yêu cầu chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp.

Ông Putin nói rằng chiến dịch kinh tế “chớp nhoáng” của phương Tây đã thất bại nhưng ông thừa nhận các đợt trừng phạt của phương Tây đã gây thiệt hại cho nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ USD của mình.

Ông nói: “Chúng ta nên cảm thấy tự tin vào bản thân nhưng bạn nên nhìn thấy rủi ro - rủi ro vẫn còn đó.”

Tổng thống Nga cho biết tình hình trong lĩnh vực năng lượng và nhiên liệu của Nga vẫn ổn định, do sản lượng dầu và khí tồn động tăng lên ở mức thấp 10,7 thùng/ngày trong tháng 6.

Tuy nhiên, ông cho biết các công ty năng lượng của Nga nên chuẩn bị cho lệnh cấm vận dầu mỏ của EU có hiệu lực vào khoảng cuối năm nay.

Ông nói thêm: “Chính phủ hiện đang xem xét các phương án phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt và đường ống để cung cấp dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho các nước thân thiện".

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

(CLO) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa cho biết, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 4 tháng đầu năm khoảng 25.508 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô