TP. HCM: Bỏ cuộc sau nhiều tháng gồng gánh, hàng loạt cơ sở mầm non tư thục được rao bán

Thứ bảy, 06/11/2021 15:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chủ cơ sở của các trường mầm non tư thục đã “cắn răng” rao bán trường trên mạng xã hội. Ảnh hưởng của dịch bệnh, họ đã bỏ cuộc sau hơn nhiều tháng gồng gánh.

Chủ cơ sở bỏ cuộc vì áp lực, nhiều giáo viên bỏ nghề đi… bán hàng online

Chia sẻ với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, chị Phương Mai (chủ lớp mầm non Hạnh Phúc, huyện Nhà Bè, TP. HCM) cho biết, chị đã rao bán cơ sở mầm non của mình được gần 1 tháng qua. Song, đến nay chị vẫn chưa thể sang nhượng cho ai. Chị Mai kể, chị bị nhiều người “ép” giá, có hôm còn bị “cò” bên dịch vụ môi giới bất động sản lừa mất 4 triệu 500 nghìn đồng.

tp hcm bo cuoc sau nhieu thang gong ganh hang loat co so mam non tu thuc duoc rao ban hinh 1

Hàng loạt trường mầm non tư thục được rao bán trên mạng xã hội, do chủ cơ sở không thể chi trả nổi chi phí.

Bài liên quan

Theo lời kể của chị Mai, chị kinh doanh lĩnh vực này đã được hơn 1 năm 6 tháng. Không may, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến cho vợ chồng chị lao đao vì phải đóng cửa cơ sở.

“Chưa bao giờ thua lỗ như lúc này. Trước Tết vì dịch bệnh nên phải đóng cửa 1 tháng, sau Tết tới khoảng tháng 2, tháng 3 lại phải đóng cửa thêm, đóng miết tới hiện tại. Thu nhập thì không có, lại phải gồng lỗ qua tháng. Tính sơ hơn 1 năm rưỡi qua, vợ chồng tôi lỗ đến 600 triệu đồng. Mỗi tháng, phải chi trả tiền mặt bằng, điện, nước,… cũng hơn chục triệu”, chị Mai thở dài.

Dù trường đóng cửa, nhưng trong những tháng đầu chị Mai vẫn trả 1 triệu đồng/giáo viên để hỗ trợ họ. Nhưng sau đó, không thể gánh nỗi những chi phí khác, chị Mai chỉ có thể hỗ trợ theo kiểu “có gì cho đó”.

tp hcm bo cuoc sau nhieu thang gong ganh hang loat co so mam non tu thuc duoc rao ban hinh 2

Nhiều cơ sở phải sang nhượng gấp vì cạn vốn đầu tư.

“Tội họ lắm, có mấy chị em nói ‘sao nghề này bạc bẽo quá vậy chị’, lúc đó mình không biết phải trả lời sao. Giờ các giáo viên nghỉ hết, người đi bán hàng online, người thì bỏ về quê, người thì ai kêu gì làm nấy, kiếm tiền sống qua ngày”, chủ cơ sở mầm non nói.

Đồng tâm trạng với chị Mai, chị Nguyễn Thị Thanh An (chủ cơ sơ lớp mẫu giáo bảo Long, huyện Hóc Môn) cũng đã đăng tin rao bán cơ sở mầm non của mình nhưng chưa thể bán được.

“Sau đợt dịch này, thứ tôi còn là một đống nợ. Từ đầu tháng 5 trường đã phải đóng cửa. Chị em mầm non tự thục tự mua rau, củ, thức ăn hỗ trợ lẫn nhau. Một tháng phải trả hơn 50 triệu, đầu tư 1,3 tỉ, bây giờ phải giải thể”, chị An nghẹn ngào nói.

Chị Mai Long (đồng quản lý một cơ sở mầm non tư thục ở quận 12) chia sẻ, vì không có nguồn tiền trả mặt bằng, nay chủ nhà nhắn tin đòi lại, trường của chị có nguy cơ bị giải thế. Ngoài ra, vì trường tư phải lo tiền mặt bằng nên giáo viên thất nghiệp, không có khả năng hỗ trợ cho giáo viên.

“Nếu có hoạt động trở lại trong thời gian này thì nguồn giáo viên cũng khó kiếm. Trẻ thì về quê nghỉ dịch, dịch bệnh cũng đang phức tạp, chưa chắc gì mình mở lại họ đã cho con em đến học. Lúc trước sắp giãn cách, chỉ có vài em đến học, chúng tôi đã muốn ‘phát khóc’, giờ dịch bệnh như này thì còn khó khăn gấp bội”, chị Long bộc bạch.

Không biết kêu cứu với ai, hết dám trở lại nghề

Chị Phương Mai nói, giáo viên ở trường chị là giáo viên mới, trường chị cũng mới đưa vào hoạt động nên họ chưa thể đóng bảo hiểm xã hội. Vì thế, khi đến địa phương hỏi về việc hỗ trợ, họ nhận được câu trả lời rằng “không đóng bảo hiểm xã hội thì không được hỗ trợ”.

“Đến kêu cứu với ngành giáo dục thì bên giáo dục không thể giải quyết, đến phường thì nhận ra cả chủ cơ sở, giáo viên đều không đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Địa phương nói chúng tôi tự lo. Chủ nhà có giảm tiền mặt bằng một vài tháng, nhưng đâu thể bắt họ giảm cho mình mãi được. Nhìn hàng loạt cơ sở mầm non rao bán trên mạng xã hội, tôi thấy buồn cho họ và cả cho tôi. Sau này cuộc sống trở lại bình thường, tôi cũng hết dám trở lại nghề. Nghề này bạc bẽo quá”, chị Mai nói.

tp hcm bo cuoc sau nhieu thang gong ganh hang loat co so mam non tu thuc duoc rao ban hinh 3

Dù liên hệ nhiều nơi, song, chủ cơ sở mầm non tư thục vẫn không được nhận bất kỳ hỗ trợ nào. Ảnh: Mầm non Hạnh Phúc.

Ngay từ những ngày đầu giãn cách, chị Thanh An đã liên hệ khắp nơi để được hỗ trợ vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Song, chị An vẫn không nhận được phản hồi nào.

“Các khoản nợ ngày càng cao, nản lắm. Khi giãn cách, trường mầm non tư thục phải đóng cửa đầu tiên, nhưng hỗ trợ thì lại không thấy đâu. Chủ nhà có giảm tiền mặt bằng nhưng chúng tôi cũng không có mà đóng, nên họ phải đòi lại. Chúng tôi đã quá mệt mỏi”, chị An chia sẻ.

Cố gắng cầm cự đến những tháng cuối cùng, chị Mai Long vẫn rất lo trường sẽ giải thể. Chị cho biết, hi vọng cuối cùng của chị chính là được chủ nhà giảm tiền mặt bằng.

“Hiện tại chúng tôi vẫn nợ tiền mặt bằng, không có nguồn nào để xoay. Giờ chỉ mong chủ nhà miễn mặt bằng hoặc giảm tiền đến khi hoạt động trở lại. Địa phương có hỗ trợ hay không tôi cũng không dám hi vọng nhiều, vì tôi hiểu cả nước cũng đang gồng mình chống dịch, ai cũng khó khăn. Giờ tôi buông xuôi luôn, phó mặc cho số phận, tới đâu thì tới”, chị Mai Long thở dài.

Theo báo cáo về tình hình chuẩn bị năm học 2021-2022 của Sở GD-ĐT TP. HCM, đã có 151 cơ sở giáo dục mầm non (124 nhóm trẻ và 27 trường) phải giải thể. Trong đó, có 594 giáo viên mất việc ở các cơ sở mầm non tư thục.

Đại diện Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện Bộ đang phối hợp với các đơn vị có liên quan để lấy ý kiến doanh nghiệp cơ sở mầm non tư thục. Sau đó, Bộ sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ và các giáo viên mầm non bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Trước đó, gần 100 trường mầm non tư thục tại TP. HCM đã ký tên vào thư điện tử, rồi gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, UBND, Sở GD-ĐT TP. HCM,… nhằm kêu gọi các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tư thục mầm non. Đã có hơn 280 chữ ký của chủ trường và giáo viên, từ hơn 200 cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Sau khi xem xét kiến nghị, Sở GD-ĐT TP. HCM đã ghi nhận nội dung phản ánh và sẽ trình UBND, HĐND TP. HCM, các đơn vị liên quan để xem xét, đưa ra hướng giải quyết thích hợp.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) luôn là một dấu mốc quan trọng trong hành trình học tập của mỗi học sinh Việt Nam. Kỳ thi này không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt 12 năm học phổ thông mà còn là “cánh cửa” mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển tiếp theo.

Giáo dục
Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

(CLO) Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024.

Giáo dục
Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

(CLO) Thí sinh tra cứu danh mục phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để phục vụ cho việc đăng ký nguyện vọng đại học.

Giáo dục
Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

(CLO) Sáng ngày 6/5, Đội Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Thái Bình phối hợp với Trường THCS Tây Sơn, phường Quang Trung tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá điện tử cho học sinh.

Giáo dục
Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

(CLO) Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được phân công làm Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội.

Giáo dục