TP HCM: Các biện pháp ngăn chặn khai thác cát lậu giữa TP. HCM và các tỉnh lân cận không hiệu quả

Thứ ba, 23/04/2019 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Qua báo cáo của UBND TP.HCM cho thấy tình hình khai thác cát lậu ở TP tăng liên tục, và các biện pháp phòng chống như hiện nay thì tình hình còn tăng đến báo động hơn nữa.

Sáng 23.4, tại Cần Giờ, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị trao đổi thông qua đề án phòng, chống tình trạng khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, vùng giáp ranh giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân dự và chỉ đạo hội nghị. 

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, chuyện khai thác cát trái phép năm nào cũng nói, nói nhiều, hội nghị nhiều.. nhưng đến nay cơ bản chưa chuyển biến nhiều. TP có chấm dứt được nạn khai thác này không? cần sự phối hợp các khu vực giáp ranh, một mình TP không thể ngăn chặn nạn cát lậu.

“Khai thác cát lậu tồn tại là nó có quy luật của nó, nếu chúng ta tìm hiểu và đánh vào quy luật đó thì mới ngăn chặn được vấn nạn này.  Mình càng mạnh thì họ yếu đi, mình làm nhiều mà họ không yếu thì chứng tỏ họ mạnh, và ta làm chưa đúng, chưa có biện pháp căn cơ”, Bí thư Nhân cho biết.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra vấn đề cốt lõi mà Hội nghị chưa nêu được là khai thác cát phải có nơi xuất phát, kiểm soát được nơi xuất phát thì khả năng ngăn chặn cao. Vậy, kiểm soát như thế nào? Đặt câu hỏi rồi đồng chí Nguyễn Thiện Nhân gợi ý ra nhiều biện pháp như: 

Kiểm soát giấy phép, cần kiểm soát lộ trình tàu anh đi đâu? Làm được các vấn đề này thì có lẽ Biên phòng là phù hợp nhất và  có sự phối hợp với các vùng giáp ranh. Tàu xuất phát anh nắm, tàu đến đâu anh nắm, báo cho nhau theo cơ chế phối hợp.

Cần kiểm tra xem tàu lưu hành mà có lắp máy hút cát thì đi đâu? làm gì? Cái này các lực lượng chức năng kiểm tra được. Những con tàu hoán cải công năng để khai thác cát thì cần  kiểm tra xem có giấy phép khai thác cát hay không?  cải hoán tàu đúng hay không…?  Kiểm soát được các vấn đề này đã ngăn chặn và xử lý ngay từ đầu, chưa cần anh hút cát mới xử lý.

Bí thư Thành ủy Tp HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị- ảnh:KĐN

Bí thư Thành ủy Tp HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị- ảnh:KĐN

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc trang bị cho công tác phòng chống khai thác cát lậu là cấp thiết, tuy nhiên chúng ta đã kiên nghị hay triển khai chưa? Các đồng chí nói đối tượng khai thác cát lậu hay hoạt động về đêm khó phát hiện, tôi yêu cầu TP.HCM và vùng giáp ranh phải trang bị ngay các thiết bị camera, thiết bị nhìn đêm, nếu cần có khi trang bị ngay cả loại máy bay nhỏ cho công tác quan sát.

Phải cho tàu hoặc lập  chốt ngay những điểm nóng, kiểm soát điểm tập kết, điểm di chuyển cát., các lực lượng chức năng cần có biện pháp mạnh và đúng đắn để có thể tịch thu phương tiện, tiêu huỷ  hay đấu giá… “ Phải chọn cách hiệu quả nhất để kẻ khai thác cát trái phép không còn phương tiện hành nghề. Hoặc xử lý thế nào đó để gây khó khăn nhất cho người hành nghề hay chủ cho thuê phương tiện khai thác cát lậu. Xử nhiều lần mà không sợ thì tìm cách xử làm sao đó vài trường hợp khiến họ phải biết sợ”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói.

 “ Trên hết, xử lý khai thác cát lậu là xử lý tận gốc. Tôi cho rằng các lực lượng chức năng trên bờ cần rà soát, kiểm tra để không cho các điểm mua bán, tập kết vật liệu cát lậu tôn tại, làm mạnh tay họ không mau bán được thì cũng phần nào giảm được nạn khai thác cát lậu”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo.

Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ đạo cần phải báo cáo Bộ Xây dựng để cân đối cung cầu vật liệu xây dựng cho khu vực phía Nam, để giải quyết yếu tố thị trường, từ đó hoạch định chính sách mở hay không mở mỏ khai thác thế nào? trước hết cần làm sớm trong năm 2019 để 2020 hoạch định được cung cầu vật liệu xây dựng là cát xây dựng và san lấp đến 2021 sẽ tổng kết đánh giá kết quả.

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM đã cho biết   “Xử lý yếu cũng từ chúng ta” khi phát biểu tại Hội nghị.

Ngay từ đầu phát biểu, tướng Minh tiết lộ vấn đề mà ông cho là sẽ gây sốc, nhưng cần phải nói rõ ràng. Đó là, nếu xem lại trữ lượng cát toàn miền Nam thì chỉ đủ dùng cho TP.HCM. Cần xem lại việc quy hoạch các dự án, công trình mà không nghĩ tới nguồn cát. “ Có người nghĩ rằng cứ để các đối tượng khai thác cát lậu các vùng khác đem về TP dùng thì có sao đâu? Tôi cho rằng làm vậy đâu có được, vi phạm quy định quy chế đã ký phối hợp với các tỉnh thành giáp ranh. Thậm chí, có cả công trình trọng điểm quốc gia cũng xử dụng cát lậu, không xử lý thì hạn chế sao được”, Tướng Minh tiết lộ.

Thiếu tướng Phan Anh Minh PGĐ công an Tp phát biểu tại hội nghị-ảnh:KĐN

Thiếu tướng Phan Anh Minh PGĐ công an Tp phát biểu tại hội nghị-ảnh:KĐN

Theo ông Minh, xử lý vi phạm cho rằng khó khăn, hạn chế  là cũng từ chủ quan của chúng ta. Theo ông Minh, trong xử lý các lực lượng thường xử lý sai về đối tượng, nhiều vụ vi phạm do pháp nhân thực hiện nhưng lại xử phạt cá nhân ; lười biếng không đi xác nhận phương tiện, chủ thể tận nơi mà cứ dựa vào hiện trường xử lý; các đối tượng đối phó thì chúng ta không vạch trần sự đối phó đó ( như với chủ phương tiện cho thuê, hợp đồng…cũng phải xử phạt ); không đúng về hành vi (phạt một lần tại chổ khi vi phạm mà không xác mình lại các lần trước… nên không tăng nặng hình phạt ); có thái độ quan ngại khi xử lý gặp phương tiện đã thế chấp ngân hàng, ngại đi xác minh, phát mãi thay chủ phương tiện.  Ngay tại lực lượng Công an cũng chấp nhận xử phạt kiểu này, nếu xử phạt cộng dồn có thể xử lý được hình sự.

“Trong xử lý vi phạm khoáng sản chúng ta  đã bỏ qua nhiều chứng cứ, chứng phạm và những quy định khác. Chúng ta cũng bỏ qua chứng cứ phương tiện hàng hải phải có định vị để cho biết phương tiện di chuyển hay làm gì, ở đâu…vấn đề này lại không được quan tâm”, Thiếu tướng Phan Anh Minh chỉ rõ. 

Cuối cùng thiếu tướng Minh đề nghị cần thành lập tổ chuyên ngành cấp TP và quận, huyện để thực hiện tuần tra và xử phạt, hiện nay công an có lợi thế nhất trong việc này. Còn về đối tượng chống đối, đâu cần bắt quả tang, kiểu gì khai thác xong cũng vô bờ… Chỉ cần phân công rõ trách nhiệm thì chờ vô bờ là bắt và xử lý, lúc đó có điều kiện tốt hơn để trấn áp sự chống đối.

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ngay cả các công trình nạo vét cũng có hoạt động cát lậu khi làm sai giấy phép, vượt khối lượng cho phép. “ Ngoài việc phòng chống, xử lý cát tặc thì hơn ai hết cầu có các Hội thảo khoa học tìm vật liệu thay thế, vì khoáng sản có hạn và không tái tạo được”, ông Tuyến giải bày.

                                      Khuất Đại Nam

Tin khác

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống
Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Độc đáo, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên tổ chức tại mép nước bãi tắm Công viên nước Đại Dương (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện diễn ra vào 20h ngày 28/4.

Đời sống
Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống