Trần Hạnh - người ông, người bố trong ký ức đồng nghiệp

Thứ sáu, 05/03/2021 08:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 4/3, nghệ sĩ Nhân dân Trần Hạnh qua đời trong vòng tay con cháu. Sự ra đi của ông là mất mát lớn với điện ảnh nước nhà nhưng những gì ông còn để lại là tình cảm của một người bố, người ông luôn nằm trong ký ức của nhiều đồng nghiệp.

Thông tin Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hạnh- nam nghệ sĩ gạo cội qua đời, Quốc Quân, người làm chung với ông tại Nhà Hát kịch Hà Nội không giấu nổi sự bàng hoàng vì với anh, ông như người cha thứ hai, đồng thời là người thầy đã hướng dẫn anh trong cả nghề diễn lẫn cuộc sống từ thuở mới vào nghề. Quốc Quân cũng gọi bố xưng con với cố nghệ sĩ.

Một trong những lời dạy của nghệ sĩ Trần Hạnh mà anh còn ghi nhớ đó là ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học thuộc kịch bản. Vì chưa biết hay dở thế nào, nhưng chỉ khi thuộc thoại thì diễn viên mới làm chủ được diễn xuất. Cho nên, ông hay chê lớp diễn viên trẻ hiện tại lười đọc kịch bản dẫn đến lúng túng trên phim trường.

Nghệ sĩ Trần Hạnh nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019.

Nghệ sĩ Trần Hạnh nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019.

Dù ngoài 80 tuổi nhưng mỗi khi đóng phim Trần Hạnh luôn đến trước giờ quay 15 phút. Lúc nghỉ ông tranh thủ đọc kịch bản còn khi mắt yếu thì nhờ con dâu đọc hộ rồi học thuộc. Với cố diễn viên, được đóng phim là một niềm vui sướng vì những khi đứng trước máy quay ông lại có cơ hội hóa thân vào những cuộc đời khác nhau.

Cố Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hạnh còn là một người hiền từ, luôn ân cần, quan tâm đến mọi người trong ký ức nhiều đồng nghiệp. Diễn viên Tùng Dương nhắc nhở một kỷ niệm lúc anh làm tổ chức sản xuất phim "Tình đời" (1998), có nghệ sĩ Trần Hạnh và Hoàng Dũng cùng đóng. Vợ anh là diễn viên Hoa Thúy khi ấy vẫn đang mang bầu tháng thứ tư.

Tùng Dương nhớ lại có lần đoàn phim quay muộn khiến Hoa Thúy mệt mỏi, chóng mặt, nôn mửa liên tục. Thấy vậy, nghệ sĩ Hoàng Dũng mới đề xuất quay cảnh khác để nữ diễn viên nghỉ ngơi. Cả đoàn thống nhất sẽ quay cảnh khác nhưng khi hỏi nghệ sĩ Trần Hạnh thì không thấy ông đâu. Mọi ngưới mới nháo nhác đi tìm.

Lát sau ông xuất hiện rồi dúi vào tay Tùng Dương gói nilon có hộp sữa với bánh ngọt bên trong. Cố nghệ sĩ dặn anh mang lên cho vợ ăn vì đoàn còn quay lâu, đợi cháo e cô sẽ ngất. Đến khi nhân viên hỏi đi đâu, ông chỉ nói đi mua gói thuốc lá, không đề cập đến việc này. Phim quay xong Trần Hạnh cũng chỉ lấy một phần catxe vì biết Tùng Dương bị lỗ.

Diễn viên Quốc Quân còn có thêm nhiều lần hợp tác khác với nghệ sĩ Trần Hạnh với những phim "Đời người và những chuyến đi" (đạo diễn Trịnh Lê Phong), "Lửa than" (đạo diễn Triệu Tuấn). Trong những lần phải quay xa đến ba, bốn tháng và điều kiện đoàn phim thiếu thốn, cố nghệ sĩ khi ăn cùng mọi người thường nhường thức ăn ngon cho các đồng nghiệp trẻ.

Hơn thế, Trần Hạnh còn là người không câu nệ tuổi tác mà hết lòng giúp đỡ những lớp trẻ sau này. Đạo diễn Lương Đình Dũng trong lần đầu gặp nam nghệ sĩ để mời ông tham gia phim "Cha cõng con" của anh đã mang tâm thế rón rén vì cho rằng Trần Hạnh là nghệ sĩ gạo cội nên khó tiếp xúc trong khi anh chưa có nhiều tác phẩm.

Thế nhưng cố diễn viên lại nói: "Cháu là đạo diễn. Chú là diễn viên. Diễn viên sẽ làm theo ý đạo diễn". Điều này khiến nam đạo diễn tự tin hơn. Anh còn cho biết khi làm việc Trần Hạnh không bao giờ than thở chuyện phải đi xa, quay lâu. Nhiều cảnh quay đoàn phim sợ ông mệt nhưng lúc hỏi đến ông đáp ông chưa mệt và còn thúc giục mọi người quay nhanh.

Diễn viên Chiều Xuân, người có cơ duyên góp mặt với Trần Hạnh trong tác phẩm Người yêu đi lấy chồng của đạo diễn Vũ Châu kể lại rằng khi chị vào vai Na - cô bộ đội về làng, chưa cưới mà đã có con và nghệ sĩ Trần Hạnh đóng vai người cha thương con nhưng bảo thủ, hai người đã có những phân đoạn cãi vã rất căng thẳng.

Nghệ sĩ Trần Hạnh vào vai một ông bố thương con nhưng gia trưởng, bảo thủ trong phim

Nghệ sĩ Trần Hạnh vào vai một ông bố thương con nhưng gia trưởng, bảo thủ trong phim "Người yêu sắp cưới".

Chiều Xuân chia sẻ rằng trong một cảnh quay Na và bố to tiếng về việc kết hôn với Tú, nữ nghệ sĩ đã bị khớp và phải quay lại không ít lần. Thấy vậy, cố diễn viên Trần Hạnh khi ấy đã xin đạo diễn dừng quay để chị bình tĩnh. Sau đó, ông hướng dẫn chị từng cử chỉ, điệu bộ, cách biến hóa nhân vật. Nhờ vậy, chị thoát khỏi ám ảnh tâm lý, hoàn thành tốt phân cảnh.

Vai diễn sau đó giúp chị thắng giải "Nữ diễn viên xuất sắc" tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11. Sau này, hai người còn đóng cùng nhau trong một số phim nữa và đều là những vai diễn truyền hình đặc sắc. Chiều Xuân luôn gọi nghệ sĩ Trần Hạnh là bố và thường qua thăm ông lúc rảnh rỗi ở nhà riêng của cố nghệ sĩ hoặc ngoài cửa hàng ở ga Hà Nội.

Diễn viên Mai Thu Huyền nhớ khi đóng chung phim Tiếng sáo ly hương, Nhà có ba chị em gái, hai người đều vào vai bố con. "Ông diễn chân thật, đài từ ấm áp, cách nhấn nhá đầy cảm xúc. Ông hướng dẫn tôi nhiệt tình. Cách nhập vai chân thực của ông khiến tôi quên mất mình đang quay phim, cảm giác như đối diện cha đẻ của mình", Mai Thu Huyền nói.

Khang Lâm

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa