Tranh cổ động “Ở nhà là yêu nước” của họa sĩ trẻ Lê Đức Hiệp lên báo Anh

Chủ nhật, 12/04/2020 11:12 AM - 0 Trả lời

(CL) Bức tranh vẽ nhân viên y tế đeo khẩu trang đứng hiên ngang kèm theo dòng chữ “Ở nhà là yêu nước” và một số tranh cổ động chống Covid-19 khác của Việt Nam vừa được tờ Guardian của Anh giới thiệu với thế giới.

Sự kiện: hoạ sĩ

“Ở nhà là yêu nước” của họa sĩ Lê Đức Hiệp là một trong những tranh cổ động thể hiện tinh thần của đất nước Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh đường hô hấp cấp COVID-19

Tranh cổ động

Tranh cổ động "Ở nhà là yêu nước" của họa sĩ Lê Đức Hiệp.

Bức áp phích của Đức Hiệp vẽ một nữ nhân viên y tế nắm tay vươn cao cùng một chàng trai trẻ, cả 2 cùng đeo khẩu trang. Khẩu hiệu của bức áp phích đề "Ở nhà là yêu nước".

Tờ Guardian đánh giá cao công tác chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Do đó, tờ báo Anh này đã liên lạc với nhiều họa sĩ Việt Nam là tác giả của những tranh ảnh cổ động này, trong đó có họa sĩ Lê Đức Hiệp để giới thiệu các tác phẩm này ra thế giới.

Guardian cũng nhận định rằng những thông điệp trên, cùng với hành động tức thời và sớm truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người bệnh đã giúp Việt Nam tránh thảm cảnh mà châu Âu đang phải chịu đựng, với hàng ngàn ca mới được ghi nhận mỗi ngày.

"Tại những quốc gia không có khả năng xét nghiệm hàng loạt, số ca nhiễm thường cao hơn số liệu chính thức ghi nhận được. Nhưng sau 88.000 xét nghiệm, tại Việt Nam chỉ có 245 người bị xác nhận nhiễm COVID-19 và chưa có ca tử vong.

Việt Nam đã tập trung cách ly bất cứ ai có liên hệ với ca mắc COVID-19, đặc biệt là những người đến hoặc về nước. Việt Nam đã cách ly hơn 67.000 người", Guardian ghi nhận.

Các họa sĩ Việt Nam cũng nói với Guardian rằng trong những thời điểm như thế này, nghệ thuật là cách duy nhất để chúng ta cùng kết nối với nhau.

Về hoàn cảnh ra đời bức tranh “Ở nhà là yêu nước”, họa sĩ Lê Đức Hiệp chia sẻ trên báo Thể thao & Văn hóa rằng: “Tôi thực hiện tác phẩm “Ở nhà là yêu nước” trong một buổi chiều sau khi chính phủ kêu gọi người dân ở nhà để ngăn chặn Covid-19. Tuy nhiên, khi đó, tôi thấy trên mạng xã hội, rất nhiều người vẫn làm ngơ trước lời kêu gọi, vẫn tụ tập ngoài quán cà phê, nhà hàng…, điều đó thực sự làm tôi cảm thấy bức xúc và quyết tâm phải làm một tác phẩm để có thể lan truyền nhanh chóng thông điệp của Chính phủ, đồng thời có thể nâng cao nhận thức của người dân. 

Là một người làm thiết kế đồ hoạ, tôi đã chọn cách thiết kế một poster cổ động kiểu cổ điển để truyền tải thông điệp một cách thú vị nhất. Phong cách này quen thuộc với người Việt và gắn liền với lòng yêu nước của dân mình.

Tôi cũng nghĩ rất nhiều về thông điệp trên poster, nhưng thay vì kêu gọi dài dòng, tôi chọn thông điệp chính ngắn gọn: Ở nhà là yêu nước để có thể khơi gợi tinh thần mạnh mẽ cho người xem. Những thông tin còn lại, tôi cũng chọn cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, hài hước và dễ nhớ nhất để poster có thể lan tỏa dễ hơn”.

Được biết, Lê Đức Hiệp hiện đang là chuyên gia sáng tạo, họa sĩ thiết kế đồ họa tại tạp chí Nữ doanh nhân. Ngoài công việc chính, chàng họa sĩ trẻ chuyên thực hiện poster phim cho các bộ phim Việt hiện nay như: Cô Ba Sài Gòn, Song Lang, Gái già lắm chiếu, Tháng năm rực rỡ…

Bộ tem ''Chung tay phòng chống Dịch COVID-19'' - Ảnh: Bộ TTTT

Bộ tem ''Chung tay phòng chống Dịch COVID-19'' - Ảnh: Bộ TTTT

Họa sĩ Hiệp không phải người duy nhất chọn phong cách tranh cổ động. Họa sĩ Phạm Trung Hà đã hợp tác cùng Bộ Y tế và Công ty Tem Việt Nam sáng tạo 2 tác phẩm với mục đích “gửi thông điệp rõ ràng về đoàn kết chống lại COVID-19”.

Một tác phẩm vẽ các nhân viên y tế bận rộn xét nghiệm SARS-CoV-2, trên nền tranh là nắm đấm giơ lên, thể hiện tinh thần kháng chiến và không lùi bước.

Tranh của họa sĩ Lưu Yên Thế - Ảnh: GUARDIAN

Tranh của họa sĩ Lưu Yên Thế - Ảnh: GUARDIAN

Mặc dù đang điều trị bệnh ung thư, họa sĩ 73 tuổi Lưu Yên Thế vẫn sáng tạo và gửi 2 tác phẩm đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Cả 2 tác phẩm này đều được trưng bày.

 P.V

Tin khác

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Trong bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ đang dần bước vào những thời khắc quyết định, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đưa ra các nghị quyết, chỉ đạo quan trọng mang tính định hướng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Đời sống văn hóa
Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa