Tranh luận về quy định tố cáo qua điện thoại: Đừng vì khó khăn mà không làm

Thứ năm, 24/05/2018 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Đoàn Nghệ An) đề nghị đừng vì việc khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tố cáo của người dân qua điện thoại mà chọn việc dễ để làm.

Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nhiều đại biểu phát biểu ý kiến tập trung thảo luận việc có nên mở rộng hình thức tố cáo hay không.

Theo dự thảo, việc tố cáo được thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Tố cáo bằng văn bản gồm: tố cáo bằng bản giấy, bản fax hoặc thư điện tử. Còn tố cáo bằng lời nói gồm: tố cáo được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc tố cáo qua điện thoại.

Thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, Luật không nên quy định hình thức tố cáo bằng điện thoại vì hình thức tố cáo này rất khó ghi nhận nội dung thông tin. Khi tiếp nhận tố cáo qua điện thoại thì người tiếp nhận vẫn phải yêu cầu người tố cáo viết lại bằng văn bản, dẫn đến mất nhiều thời gian xác minh, gây khó khăn cho cơ quan chức năng và đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành.

Đại biểu Trần Văn Mão cho rằng chỉ một cú điện thoại, một tin nhắn mà phải huy động cả một hệ thống các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, không thể có người giải quyết hết được trong khi chưa rõ thông tin của người tố cáo.

 Ngoài ra, cũng không có căn cứ để xử lý những người này nếu tố cáo sai; người bị vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cũng không có căn cứ để đòi bồi thường.

Đại biểu Vương Văn Sáng cũng đề nghị bỏ quy định cho phép tố cáo qua điện thoại bởi hình thức này dễ dẫn đến tố cáo nặc danh, bị lợi dụng để bôi nhọ uy tín, quyền lợi người bị tố cáo.

Báo Công luận
 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu phát biểu tranh luận. 

Không đồng tình với một số ý kiến cho rằng không nên quy định hình thức tố cáo qua điện thoại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Đoàn Nghệ An) cho rằng, cách đây 13 năm, Quốc hội đã quy định cho công dân có quyền tố cáo trực tiếp hay qua điện thoại, thông tin điện tử....

“13 năm trước, Quốc hội đã chấp nhận cái này, vậy mà công cuộc phòng chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn. Tại sao chúng ta lại bỏ đi?

Nhấn mạnh tố cáo là quyền Hiến định nên luật phải tạo điều kiện cho công dân tố cáo và cơ quan có thẩm quyền trả lời đầy đủ, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu ví dụ: “Tôi đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện một người thân của tôi bị một người ép buộc phải đưa tiền ở nơi khác. Tôi chỉ biết điện thoại của cơ quan chức năng và gọi đến tố cáo, chẳng lẽ cơ quan chức năng không làm... Ở cơ quan công an đây gọi là tin báo về tội phạm. Nếu bỏ đi sẽ mất một kênh thông tin rất quan trọng”.

 Do vậy, đại biểu đề nghị cần giữ nguyên hình thức này như quy định tại dự thảo Luật.

Sau khi một số đại biểu kiến nghị bỏ hình thức tố cáo qua điện thoại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục đứng lên tranh luận.

Về ý kiến cho rằng không thể xác định được thông tin của người tố cáo, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho rằng, với công nghệ hiện nay, có thể dễ dàng làm được. Đại biểu nêu dẫn chứng, hàng ngày Cảnh sát 113 nhận được rất nhiều thông tin, nhưng trong đó thông tin nào là thông tin chính xác họ lọc được rất nhanh. Chúng ta có công nghệ để làm việc này chứ không phải không làm được.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đặt câu hỏi: Tại sao Luật Phòng chống tham nhũng 2015 tiến bộ như thế mà không kế thừa, sao lại bỏ đi. Hãy để cho người dân thực hiện quyền hiến định. Đừng vì việc khó khăn của cơ quan Nhà nước mà chúng ta chọn việc dễ để làm, còn việc khó lại thôi.

“Chúng ta bảo là tố cáo qua điện thoại khó quá tôi không làm. Thế thì nói gì nữa. Để người dân thực hiện quyền hiến định thực sự, chứ đừng vì khó khăn của cơ quan Nhà nước. Chúng ta chọn việc dễ chúng ta làm, còn việc khó chúng ta thôi thì không ổn”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói.

Cùng chung quan điểm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) cho rằng, tố cáo qua điện thoại là tố cáo trực tiếp chứ không phải gián tiếp. Hiện nay chúng ta đang cố gắng xoá bỏ sim rác, đăng ký lại người dùng, nên câu chuyện này chúng ta xử lý được. Vì thế, không nên thoái thác đây là vấn đề khó khăn mà từ chối làm.

“Tôi thấy tranh luận về vấn đề tố cáo qua điện thoại thì rất đơn giản. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 mà chúng ta không sử dụng điện thoại thông minh thì có nghĩa chúng ta đã quay về thời kì ‘không chấm bốn’ rồi”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến.

T.Toàn

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức
Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.

Tin tức
Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Tin tức