Trao Giải Báo chí Việt Nam về HIV/AIDS lần thứ V (2015- 2016)

Thứ bảy, 10/12/2016 12:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 9/12/2016, tại TP. Bắc Ninh, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống HIV/AIDS lần thứ V (2015- 2016) và gặp mặt các phóng viên báo chí chuyên viết về mảng đề tài này.

(CLO) Chiều 9/12/2016, tại TP. Bắc Ninh, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống HIV/AIDS lần thứ V (2015- 2016) và gặp mặt các phóng viên báo chí chuyên viết về mảng đề tài này.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: TS. Mai Đức Lộc- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi; TS. Hoàng Đình Cảnh- Cục Phó Cục Phòng, chống HIV/AIDS…

Tiếp nối thành công của các Giải báo chí Việt Nam về HIV/AIDS, Giải Báo chí toàn quốc về phòng, chống HIV/AIDS lần thứ V được tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời tiếp tục quảng bá giới thiệu các mô hình, hoạt động phòng, chống; nâng cao số lượng và chất lượng các tác phẩm báo chí truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS; động viên kịp thời đội ngũ nhà báo, phóng viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí TƯ và địa phương có tác phẩm báo chí có chất lượng tốt về phòng chống HIV/AIDS.

[caption id="attachment_137403" align="aligncenter" width="800"]Đồng chí Mai Đức Lộc trao giải cho các nhà báo, PV đoạt giải. Đồng chí Mai Đức Lộc trao giải cho các nhà báo, PV đoạt giải.[/caption]

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Mai Đức Lộc- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi, nhận định: “Một trong những đại dịch kinh hoàng của nhân loại ngày nay là căn bệnh HIV/AIDS. Nó giết từng số phận, nó tàn phá từng gia đình và làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước, và nhất là chất lượng của giống nòi bị tổn thương. Cả thế giới xem đây là đại dịch. Việt Nam xem đây là một trong nhiệm vụ y tế hàng đầu. Chúng ta bằng nhiều biện pháp đã làm cho HIV/AIDS được kiểm soát theo hướng tích cực.” Đồng thời, đồng chí mong rằng: “Nếu có một ước mơ, xin được mơ một ngày nào đó trong tương lai, Việt Nam sẽ chấm dứt được căn bệnh quái ác này… Trong khi chưa đạt mục tiêu đó, chúng ta, những người làm báo trong cả nước, bằng trách nhiệm của mình góp phần vào trách nhiệm cao cả: viết và nói về HIV/AIDS để nhân dân hiểu. Để mỗi người tự chịu trách nhiệm bản thân và gia đình mình, để cho đất nước này tốt hơn trong chăm sóc sức khoẻ, nhất là khơi dậy trách nhiệm của cộng đồng trong nhiệm vụ cao cả và quan trọng này… Mà trong các tác phẩm đoạt Giải lần này, hầu hết các nhân vật, các sự kiện, tình huống chúng ta thể hiện đều buồn, bởi đó liên quan đến HIV/AIDS, đến những số phận bất hạnh, nhưng chúng ta, bằng trách nhiệm đã phản ánh, thể hiện một cách lạc quan về một tương lai tốt đẹp hơn…”received_1059878067456561

Sau 10 tháng phát động, đến ngày 30/9/2016, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 600 tác phẩm dự thi (gồm: 400 tác phẩm báo in, 145 tác phẩm báo điện tử, 21 tác phẩm báo phát thanh và 17 tác phẩm truyền hình), từ khắp các địa phương trong cả nước và từ các cơ quan báo chí TƯ gửi dự Giải…

Với tinh thần khách quan, nghiêm túc, trân trọng lao động và sự sáng tạo của các nhà báo viết về lĩnh vực khó khăn này, Ban Tổ chức đã chọn ra 40 tác phẩm tiêu biểu (ở 4 loại hình báo chí: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo Điện tử) để trao Giải và 3 Giải dành cho các tập thể có nhiều tác giả, tác phẩm gửi tham dự Giải. Bên cạnh đó, DKT Việt Nam (DKT International là một tổ chức phi lợi nhuận có mặt tại Việt Nam từ những năm 1993 với thương hiệu Bao Cao Su OK) sẽ trao Giải cho một tác giả có tác phẩm đạt giải viết về tình dục an toàn)

Theo nhận xét của Ban Tổ chức, chất lượng Giải năm nay đã được nâng lên một bước. Các tác phẩm báo chí ở tất cả các thể loại có sự đồng đều về chất lượng chuyên môn. Số lượng và chất lượng các tác phẩm của các cơ quan báo chí ở địa phương tham dự nhiều hơn và tốt hơn so với Giải lần trước. Các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo, các Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh đã tạo điều kiện động viên, khuyến khích cộng tác viên, đội ngũ nhà báo, phóng viên, hội viên lựa chọn tác phẩm gửi về dự Giải. Nội dung các tác phẩm dự thi phong phú phản ánh tình hình lây nhiễm HIV và công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam như: Tư vấn xét nghiệm sớm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; Điều trị sớm HIV và tuân thủ điều trị, lợi ích của điều trị; Các mô hình, kết quả phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; Phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động trong các khu công nghiệp, người di biến động; Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS; Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS…; hoạt động chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS; gương các nhà lãnh đạo đi tiên phong trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; gương những người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS đã vượt lên bệnh tật, hoà nhập cộng đồng, sống có ích; những mô hình hoạt động “Sinh kế”, tự vươn lên phát triển kinh tế gia đình của người nhiễm HIV… Nhiều tác phẩm dự thi đã thể hiện công sức, trí tuệ, tâm huyết của các tác giả, nhóm tác giả được thể hiện sinh động, giàu tư liệu, giàu hình ảnh thực tế từ những nơi khó khăn, xa xôi, hẻo lánh tận vùng núi cao, vùng xa xôi hiểm trở… Nhiều loạt bài cho thấy sự xông xáo, dấn thân của các tác giả, không chỉ tác nghiệp bằng sự quan sát, phân tích mà còn bằng cảm xúc và sự cảm thông, chia sẻ với những người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giúp xoá bỏ sự phân biệt đối xử, kỳ thị đối với những người nhiễm HIV/AIDS.

PV

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo