Trẻ vừa khỏi Covid-19, có nên tiêm vaccine?

Thứ hai, 21/03/2022 17:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sắp tới, TP. HCM sẽ triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Một số chuyên gia đã trả lời câu hỏi ‘có nên tiêm hay không?’ đối với những trẻ vừa khỏi Covid-19.

Ngày 17/3, đại diện Sở GD&ĐT TP. HCM đã có văn bản chỉ đạo về chuẩn bị công tác tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em và học sinh từ 5-11 tuổi. Kết quả khảo sát tại TP. HCM cho thấy tỷ lệ phụ huynh trẻ mầm non đồng ý tiêm vaccine Covid-19 chỉ là 60,5%, tiểu học 81,2% và THCS 87,7%.

tre vua khoi covid 19 co nen tiem vaccine hinh 1
Bài liên quan

Chia sẻ với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, không ít phụ huynh tỏ ra e ngại, lo lắng về những di chứng sau tiêm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhiều người cho rằng, đối với những trẻ mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh, lượng kháng thể sẽ cao hơn so với lượng kháng thể khi tiêm vaccine. Vì thế, việc tiêm ngừa lúc này là không cần thiết.

Chị Mai Thị Mỹ Thuận (ngụ huyện Củ Chi) cho biết không đồng ý cho con của chị là bé 7 tuổi và 9 tuổi tiêm vaccine.

tre vua khoi covid 19 co nen tiem vaccine hinh 2

Không ít phụ huynh còn đắn đo việc tiêm vaccine cho trẻ vừa khỏi Covid-19.

“Lúc đầu các con chưa được tiêm vaccine mà phải đi học thì gia đình cũng lo lắm. Thế nhưng lúc này cho tiêm lại càng lo hơn vì sợ tác dụng phụ của vaccine. Ngoài ra thì con cũng mới khỏi Covid-19, sức đề kháng nay tốt hơn nên cũng chưa cho con tiêm vội mà chờ tình hình sức khỏe của con sắp tới như thế nào rồi mới quyết định”, chị Thuận chia sẻ.

Đồng cảm với sự lo lắng ấy, chị Ngọc Yến (ngụ quận 4) cũng chưa cho con tiêm vaccine, bởi trẻ nhỏ có kháng thể tốt, dù có nhiễm bệnh cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM), trẻ từ 5-11 tuổi không cần tiêm vaccine ngừa Covid-19. Bởi khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng và thậm chí là rất nhanh khỏi bệnh.

tre vua khoi covid 19 co nen tiem vaccine hinh 3

Bác sĩ Trương Hữu Khanh. Ảnh: Internet

“Trước đây vaccine này được nghiên cứu để ngừa chủng Delta. Nhưng hiện nay đa phần trẻ mắc chủng Omicron, không nguy hiểm đến tính mạng và hết bệnh rất nhanh vậy thì không cần tiêm làm gì. Miễn dịch tự nhiên của trẻ sau khi mắc chủng này rất mạnh và theo tôi là tốt nhất hiện nay”, bác sĩ Khanh nói.

Bên cạnh đó, PGS. TS. Bác sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên (Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, dù trẻ có nhiễm Covid-19 hay chưa thì phụ huynh vẫn nên cho trẻ tiêm vaccine, đặc biệt là nhóm trẻ có bệnh lý nền.

tre vua khoi covid 19 co nen tiem vaccine hinh 4

Bác sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên.

“Cho đến hiện nay thì vẫn chưa xác định được kháng thể sau khi khỏi Covid-19 sẽ bảo vệ trẻ được bao lâu, khả năng không tái nhiễm là bao nhiêu và nó có đủ mạnh như tiêm vaccine không. Chúng ta đo được lượng kháng thể nhưng không đo được hiệu quả bảo vệ của nó. Trong khi đó đã có thể đảm bảo rằng tiêm vaccine sẽ giúp trẻ nhiễm Covid-19 không trở nặng, không phải nhập viện,…”, bác sĩ Nguyên nói.

Ông cho biết thêm, sau khi tiêm, trẻ có thể có những phản ứng tại chỗ như nóng, sốt,… và sẽ hết trong một khoảng thời gian. Đồng thời, những mối lo khác về di chứng sau tiêm như vô sinh, viêm cơ tim thì vẫn chưa có bằng chứng hay ghi nhận nào ở độ tuổi 5 đến 11 trong các báo cáo.

Theo bác sĩ, tùy vào diễn biến, thời gian hồi phục sức khỏe của trẻ, phụ huynh nên cân nhắc thời gian cho trẻ tiêm vaccine sau khi khỏi Covid-19.

“Người ta khuyến khích là trẻ có thể tiêm vaccine sau 24 tiếng từ khi hết sốt hoặc hết thời gian cách ly. Tuy nhiên, cần theo dõi sức khỏe, bởi thể trạng của mỗi người là khác nhau. Không phải khi xét nghiệm âm tính là tiêm liền mà khi sức khỏe của trẻ hồi phục hoàn toàn thì phụ huynh mới quyết định cho trẻ tiêm hay không”, vị này nói.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ, vào thời điểm chủng Omicron thì câu hỏi ‘có nên tiêm hay không’ khá khó. Song, ông khuyến cáo những trẻ có bệnh lý nền thì chắc chắn nên tiêm, còn những trẻ bình thường thì phụ huynh có thể cân nhắc dựa trên những lợi ích của vaccine ngừa Covid-19 như: khả năng nhiễm, nhập viện ít hơn; khả năng chuyển nặng là không có; khả năng chịu hội chứng MIS-C và hậu Covid-19 ít hơn hoặc không có.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe