Trên cả những hàm ơn

Thứ tư, 24/06/2020 16:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Nếu ở một nơi nào khác trên Trái đất này, tôi hẳn đã chết. Tự tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn Việt Nam"- câu nói mà bệnh nhân 91 muốn thốt lên nhiều nhất sau khi được hồi sinh cũng là cảm xúc của bạn bè quốc tế trước cuộc chiến chống Covid-19 phi thường của đất nước hình chữ S.

1. Nhưng bệnh nhân số 91- phi công người Anh- không phải là người nước ngoài duy nhất khao khát muốn giãi bày niềm biết ơn đối với đất nước hình chữ S. Cách đây chừng hai tháng, trên trang Hanoi Massive Community của cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội đã đăng tải hàng loạt bức ảnh của rất nhiều công dân Mỹ, Lavita, Romania, Đức, Anh... hiện đang là giáo viên tiếng Anh, doanh nhân, giáo viên dạy nhạc… tại Hà Nội. Trên mỗi bức ảnh chân dung của chính họ là những tấm biển trên đó chứa đựng "thông điệp cảm ơn" của họ đến đất nước, con người Việt Nam. “Cảm ơn tất cả các y bác sĩ, nhân viên quân đội và các tình nguyện viên“; “Cảm ơn vì đã vất vả chiến đấu với bệnh dịch vì chúng tôi“, “Chúng tôi hiểu và biết ơn các bạn rất nhiều"... những câu từ ấy có mặt trong hầu hết các thông điệp.

Cũng thời điểm ấy, 77 tổ chức phi chính phủ nước ngoài và Trung tâm Dữ liệu phi chính phủ nước ngoài - Liên hiệp Hữu nghị (VUFO-NGO Resource Center) đã gửi thư chung trong đó "bày tỏ lòng biết ơn, sự trân trọng sâu sắc nhất và ủng hộ các biện pháp chống dịch COVID-19 hiệu quả của Chính phủ Việt Nam".

Trên trang mạng xã hội, Bobby Chin- một đầu bếp người New Zealand- từng nghẹn ngào bộc bạch: “Tôi xin được cúi đầu với tất cả sự tôn trọng đối với những bác sỹ Việt Nam đang làm việc tại cơ sở cách ly mà bố tôi đang được chăm sóc tại đó. Đây đích thực là sự cống hiến cao cả”.

Steve Jackson, một người Anh, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, đã chia sẻ với báo điện tử VnExpress, rằng anh "mang một món nợ với Việt Nam".  

Không ngại lây nhiễm, các y bác sĩ hết lòng với công việc, góp phần cứu sống bệnh nhân người Anh.

Không ngại lây nhiễm, các y bác sĩ hết lòng với công việc, góp phần cứu sống bệnh nhân người Anh.

2. Nhưng như người Việt đã có câu: "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Người Việt xưa nay coi trọng chữ tình, coi trọng ân nghĩa, nhưng không xem đó là đích đến trong mỗi hành động của mình. Nhất là khi đó là chuyện cứu người, không có gì quan trọng bằng mạng sống của con người.

Cho dù, để giành giật cho được một sự sống, hồi sinh được một con người từ lằn ranh mong manh sinh tử,như trường hợp bệnh nhân số 91 người Anh, Chính phủ Việt Nam đã không quản ngại bất cứ điều gì. Ngay khi các hãng bảo hiểm còn chưa tính đến chuyện chi trả viện phí cho bệnh nhân 91 thì lượng chi phí điều trị khổng lồ và ngày càng tốn kém cho bệnh nhân người Anh (tính tới thời điểm đầu tháng 6/2020 đã là hơn 3,5 tỷ đồng) vẫn không thể tác động chút nào tới quá trình điều trị. Để đưa bệnh nhân 91 trở về từ cõi chết, các y bác sĩ, chuyên gia người Việt đã phải trải qua một cuộc chiến thực sự, trải qua những thử thách nghề chưa từng có, trải qua những giờ phút cân não để có thể đưa ra những quyết định mang tính quyết định sinh mạng người bệnh. Để có thể trả lại cho phi công người Anh sự sống, rất nhiều người Việt đã lên tiếng sẵn sàng hiến phổi... 

3. Cho đi chẳng cứ phải nhận lại. Nhưng, thực sự, trên tất cả, có những điều còn lớn lao, vô giá hơn, vượt lên trên mọi hàm ơn: sự ghi nhận và nhìn nhận chân xác của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực mà người dân Việt Nam, Chính phủ, đất nước Việt Nam đã làm được. Đơn cử như khẳng định "chắc như đinh đóng cột" của chuyên gia người Anh Steve Jackson, rằng từ việc Việt Nam chiến thắng Covid-19, cho thấy rõ "Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì".

"Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì"- sự ghi nhận đó của bạn bè quốc tế thực sự là động lực tinh thần lớn cho đất nước hình chữ S trong bộn bề những trọng trách mang tính khu vực và toàn cầu: Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021... Những trọng trách ấy là cơ hội vàng để Việt Nam nâng cao vị thế nhưng cũng đầy thách thức trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều biến chuyển sâu sắc, phức tạp, những mưu đồ, lợi ích đan xen, những hành vi không tôn trọng luật pháp quốc tế, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia… không còn là chuyện hiếm... Thách thức ấy còn lớn hơn trong bối cảnh Việt Nam, cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực nặng nề bởi đại dịch Covid-19. 

Một Việt Nam nói được, làm được; Một Việt Nam ân nghĩa hết mực, không so đo tính toán, chẳng quản ngại điều gì; Một Việt Nam sẵn sàng đối diện với thách thức... âu đó mới thực sự là những gì đáng giá nhất đối với đất nước hình chữ S lúc này, vượt lên trên hết mọi hàm ơn.

Hồng Hà 

Tin khác

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn