Triều Tiên đối mặt suy thoái kinh tế tệ nhất 73 năm qua khi thiếu trầm trọng lương thực, thuốc men

Thứ năm, 06/05/2021 06:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Triều Tiên đang phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử 73 năm của nước này, trong bối cảnh thiếu lương thực và thuốc men cùng những cảnh báo về tình trạng thất nghiệp và vô gia cư ngày càng gia tăng.

Các nhà quan sát Triều Tiên tin rằng tình trạng tồi tệ hơn đang xảy ra đồng thời với một cuộc đàn áp của chế độ Bình Nhưỡng. (Nguồn: Jon Chol Jin / AP Photo).

Các nhà quan sát Triều Tiên tin rằng tình trạng tồi tệ hơn đang xảy ra đồng thời với một cuộc đàn áp của chế độ Bình Nhưỡng. (Nguồn: Jon Chol Jin / AP Photo).

Nền kinh tế của đất nước Triều Tiên đã bị vùi dập sau hơn một năm quy định hạn chế biên giới bị Chính phủ áp đặt khi bùng phát dịch Covid-19, các trận lũ lụt do thiên tai gây ra và các lệnh trừng phạt quốc tế để đáp lại các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Tháng trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi các đảng viên cầm quyền thực hiện một "cuộc hành quân gian khổ" khác để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế, mà ông ví như nạn đói những năm 1990 khiến ba triệu người đã chết khi đó.

"Tôi đã quyết định yêu cầu WPK ở các cấp, bao gồm Ủy ban Trung ương và các bí thư chi bộ trong toàn đảng, thực hiện một ‘cuộc trường chinh gian khổ’ khó khăn hơn, nhằm giải tỏa khó khăn dù chỉ một chút, cho nhân dân", nhà lãnh đạo Kim, người đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất về tình hình kinh tế trong nước sau 9 năm cầm quyền nói.

Thuật ngữ "cuộc hành quân gian khổ" là một cách nói dùng để mô tả hậu quả của nạn đói những năm 1990, nguyên nhân là do sự sụp đổ của Liên Xô - lúc đó là nhà cung ứng viện trợ hàng đầu - quản lý kinh tế yếu kém và các thảm họa

Triều Tiên đã phong tỏa biên giới đường bộ với Trung Quốc và Nga vào đầu năm ngoái sau khi có báo cáo đầu tiên về các trường hợp Covid-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong khi việc đóng cửa và hạn chế di chuyển của người dân trong nước dường như đã ngăn chặn đại dịch, chúng đã tàn phá nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu của Triều Tiên.

Ông Jiro Ishimaru, người đứng đầu trang web Asia Press có trụ sở tại Osaka và điều hành mạng lưới các nhà báo ở Triều Tiên cho biết: “Nền kinh tế Triều Tiên đang trên bờ vực suy thoái lớn".

Ishimaru cho biết việc mối quan hệ thương mại với Trung Quốc gần như sụp đổ đã gây ra tình trạng mất việc làm đáng kể, người dân buộc phải bán tài sản và thậm chí cả quyền cư trú cho những ngôi nhà thuộc sở hữu nhà nước của họ để mua thực phẩm.

Dữ liệu cho thấy thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc đã giảm khoảng 80% vào năm ngoái sau khi Bình Nhưỡng phong tỏa biên giới của mình, khi biết rằng các ca nhiễm Covid-19 sẽ nhanh chóng làm tê liệt cơ sở hạ tầng y tế vốn đã yếu của nước này.

Ông Leonid Petrov, một chuyên gia về Triều Tiên và giảng viên cao cấp tại Trường Cao đẳng Quản lý Quốc tế Sydney cho biết: “Kim Jong-un đã hứa với người dân Triều Tiên vào năm 2012 rằng họ sẽ không bao giờ phải thắt lưng buộc bụng nữa.

Nhưng rõ ràng, không ai có thể ngờ rằng một đại dịch toàn cầu sẽ kết hợp với các lệnh trừng phạt quốc tế, vì vậy giả định rằng nạn đói sẽ trở lại được đặt ra để huy động các đảng viên làm việc chăm chỉ hơn để ngăn chặn thảm họa”.

Bên cạnh đó, Triều Tiên tiếp tục báo cáo rằng họ không xác định được một trường hợp nào mắc Covid-19, nhưng các quan chức Mỹ và Hàn Quốc nghi ngờ về những tuyên bố đó.

Đại sứ Nga tại Triều Tiên, ông Alexander Matsegora - một trong số ít các nhà ngoại giao vẫn có mặt tại đây cho biết vào tháng 4 rằng, cuộc sống ở Triều Tiên rất "khó khăn", nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nạn đói những năm 1990 lặp lại.

Sơn Tùng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp