Trình Quốc hội dành 30.000 tỷ đồng đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thứ ba, 13/07/2021 20:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, khi cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, UBTVQH đã thống nhất trình Quốc hội dành 30.000 tỷ đồng từ vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Chiều nay (13/7/2021), trong chương trình phiên họp thứ 58, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, UBTVQH đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Quang cảnh phiên họp thứ 58 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên họp thứ 58 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Năm 2025 là có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có một số điểm mới, như: Xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu), trong đó, tập trung chỉ đạo ưu tiên hỗ trợ cho các xã, huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và nâng cao chất lượng các tiêu chí sau đạt chuẩn theo hướng bền vững; phấn đấu đến 2025 cả nước không còn xã dưới 15 tiêu chí; khuyến khích các địa phương có điều kiện chủ động xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Nội dung trọng tâm của chương trình giai đoạn 2021-2025 là tập trung vào nâng cao chất lượng đời sống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó chú trọng phát triển kinh tế nông thôn; thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao năng lực của cộng đồng, thay đổi tư duy của người dân về phát triển kinh tế nông thôn…

Mục tiêu của chương trình phấn đấu đến năm 2025 là có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với cấp tỉnh, có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Chương trình cũng phấn đấu có ít nhất 60% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do cấp tỉnh quy định.

Chính phủ cũng đề ra 11 nội dung thành phần thuộc chương trình. Trong đó, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang và hải đảo...

Chính phủ đưa ra hai phương án tổng nguồn lực huy động thực hiện cho chương trình: Dự kiến khoảng 2.078.000 tỷ đồng (trong đó khoảng 39.632 tỷ đồng là vốn ngân sách trung ương) và dự kiến khoảng 2.600.000 tỷ đồng (trong đó khoảng 51.500 tỷ đồng là vốn ngân sách trung ương).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Dành 30.000 tỷ đồng đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Về nguồn vốn ngân sách, Chính phủ xác định, tổng vốn ngân sách Trung ương của Chương trình sẽ theo ý kiến của Hội đồng thẩm định quốc gia là 39.632 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của ngân sách Trung ương, Chính phủ dự kiến, vốn ngân sách địa phương khoảng 302.000 tỷ đồng (chiếm 11,6%); vốn lồng ghép từ hai chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nông thôn khoảng 224.080 tỷ đồng (chiếm 8,6%); vốn tín dụng khoảng 1.790.000 tỷ đồng (chiếm 68,8%); vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khá khoảng 115.800 tỷ đồng (chiếm 4,5%). Và, huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư (tiền bạc, ngày công, đóng góp vật liệu xây dựng…) khoảng 130.800 tỷ đồng (chiếm 5%).

Các Ủy viên UBTVQH cho biết, trong phiên họp sáng nay, khi cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, UBTVQH đã thống nhất trình Quốc hội dành 30.000 tỷ đồng từ vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện Chương trình, vốn sự nghiệp là 9.632 tỷ đồng.

Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Chính phủ trong quá trình điều hành cần tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương và các nguồn lực, nếu xuất hiện nguồn tăng thu và các nguồn khác thì ưu tiên bố trí bởi đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng, số vốn 30.000 tỷ đồng so với quy mô và suất đầu tư của chương trình như vậy là tương đối thấp, còn hạn chế.

Đối với vốn ngân sách địa phương huy động, nhiều ý kiến cho rằng, phương án như Chính phủ đề xuất là rất lớn. Do vậy, trong điều kiện cân đối ngân sách giai đoạn tới có nhiều thách thức, Chính phủ, các địa phương cần ưu tiên bố trí vốn để thực hiện chương trình này.

Về các nguồn vốn khác, các Ủy viên UBTVQH lưu ý cân nhắc giải pháp huy động hợp lý hơn, phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, cũng như cân nhắc tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. 

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, UBTVQH đồng tình với việc tiếp tục ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đề nghị Chính phủ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo chương trình để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ nhất.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức