Trong 3 năm, kinh tế Việt Nam sẽ phải “hồi sinh”

Thứ năm, 16/09/2021 11:38 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo một số chuyên gia kinh tế, kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 phải đặt mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng trong thời hạn nhất định chứ không thể kéo dài. Nếu chương trình thành công sẽ đặt nền tảng quan trọng cho 5 năm tiếp theo.

Trong gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả mọi mặt của đời sống - kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, đại dịch đã giáng một đòn mạnh tới triển vọng hồi phục của Việt Nam.

trong 3 nam kinh te viet nam se phai hoi sinh hinh 1

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định không thể chống dịch tuyệt đối, thay vào đó, mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải xác định sống chung với dịch bệnh.

Chuyển từ “Zero Covid” sang “sống chung với Covid”

Đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ, TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ khẳng định: Các tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải xác định sống chung với Covid-19, và coi đại dịch lần này giống như một loại sởi hay cúm mùa. 

Trích dẫn số liệu của Ban Kinh tế tư nhân (Ban IV), TS. Nguyễn Đức Kiên nhận định: Trong tháng 8/2021 có 10.000 doanh nghiệp trong khu vực phía Nam đã rời bỏ thị trường. Đây là con số rất đáng báo động. 

Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/9 vừa qua, bên cạnh báo cáo về kinh tế - xã hội 8 tháng và dự kiến 4 tháng còn lại năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu những biện pháp hỗ trợ cụ thể trình các cơ quan có thẩm quyền để trong 2 năm 2022-2023, Việt Nam đạt được phục hồi kinh tế, đến cuối năm 2023 cùng nhịp với kinh tế thế giới hồi phục trở lại thời kỳ như tháng 12/2019. 

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, tất cả kịch bản kinh tế như thế đều phải dựa trên việc chuyển từ “Zero Covid” sang “sống chung với Covid”, phải có các sở cứu khoa học, phương tiện để chuyển từ đại dịch thành bệnh dịch thông thường theo tiêu chuẩn của WHO. Tuy nhiên, vắc-xin sẽ là công cụ tốt nhất để hỗ trợ phát triển kinh tế. 

“Nếu không có vắc-xin, Việt Nam không tự lực được, tất cả các kịch bản kinh tế chúng tôi tham mưu xây dựng nên đều có thể bị phá”, TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Cũng theo TS. Nguyễn Đức Kiên, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý cũng hết sức lắng nghe và có thay đổi cho phù hợp. Đơn cử, tại TP. Hồ Chí Minh, lúc đầu khi phục vụ chống dịch đã cấm vận chuyển hàng hóa, chỉ được vận chuyển các hàng hóa thiết yếu. 

Qua phản ánh của dư luận xã hội, phản ánh thực tế, quy định đã thay đổi, chỉ có hàng cấm là không được đi, còn lại các hàng hóa khác đều được đi. Dù vậy, biện pháp đó cũng chưa hợp lý. 

Đến bây giờ biện pháp là người lái xe đã được tiêm cùng với các yêu cầu y tế, thì họ có thể được lưu thông qua các tỉnh, bến cảng như bình thường, và phải tuân thủ quy định của ngành y tế”, TS. Nguyễn Đức Kiên nhận xét.

TS. Nguyễn Đình Cung: Phải xác định phục hồi kinh tế trong 3 năm

Các chuyên gia cùng quan điểm rằng, kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế ưu tiên cao nhất cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, nhưng cần có sự hài hòa để vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, kế hoạch phục hồi kinh tế là một vấn đề lớn, cần sự chung tay của toàn dân. Tuy nhiên, ông Cung nhấn mạnh kế hoạch phục hồi phải đặt mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng trong thời hạn 3 năm chứ không thể kéo dài. Nếu chương trình thành công sẽ đặt nền tảng quan trọng cho 5 năm tiếp theo.

 “Mục tiêu của chương trình phục hồi kinh tế này là thúc đẩy phục hồi kinh tế, sinh kế của người dân và doanh nghiệp, sau đó thúc đẩy tăng trưởng” - nguyên Viện trưởng của CIEM nêu quan điểm.

“Chương trình đầu tiên là về mặt phục hồi phải trên cơ sở kiểm soát dịch bệnh và từng bước mở cửa lại nền kinh tế, không chỉ mở cửa bên trong mà cả mở cửa với bên ngoài. Và, đây phải là nhiệm vụ hàng đầu.

 Thứ hai là phục hồi phát triển các doanh nghiệp tại KCN, các ngành nghề đóng góp nhiều cho xuất khẩu. Theo đó tư duy ngăn sông cấm chợ như vừa rồi phải bỏ đi, phải tạo ra sự luân chuyển hàng hoá thống nhất thông suốt thuận lợi dễ dàng”, ông Cung nói.  

 Và để kinh tế phục hồi thì cần phải thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất để phục hồi các tổn thương và phát triển các năng lực sản xuất mới. Đầu tiên là cần chương trình phát triển hạ tầng, cả hạ tầng truyền thống và hạ tầng kinh tế số. Việc này lại gắn với đầu tư công.

Các trụ cột của chương trình phục hồi theo thứ tự: mở cửa nền kinh tế; phát triển hạ tầng và thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành nghề mới, lĩnh vực mới, tạo năng lực mới.

PGS.TS Trần Đình Thiên đề nghị Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi

Trong khi đó, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay, chính là dòng tiền, và khó tiếp cận với dòng vốn ưu đãi của các ngân hàng.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt hạ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, bình quân lãi suất cho vay vẫn ở mức cao.

Hiện nay, chúng ta rất khó xác định được ngưỡng an toàn của lãi suất cho vay, do đó, tôi cũng như nhiều chuyên gia kinh tế khác không có đủ căn cứ để xác định có nên khuyến nghị các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất nữa không”, PGS.TS Trần Đình Thiên nói.

Trên cơ sở đó, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đề xuất, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần có khảo sát nghiên cứu về ngưỡng an toàn của lãi suất cho vay. 

Trong trường hợp, ngưỡng an toàn này chưa đủ, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đề nghị hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế. Ngược lại, trong trường hợp ngưỡng an toàn đã tới giới hạn không thể hạ thêm lãi suất, PGS.TS Trần Đình Thiên đề nghị Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp, được tiếp cận với vốn vay ưu đãi. Đồng thời, Chính phủ nên có một quỹ tiền tệ riêng, để bù đắp cho sự thâm hụt của hệ thống ngân hàng.

“Dòng tiền là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay, không có dòng tiền, các doanh nghiệp không thể duy trì và tái sản xuất được. Tuy nhiên, có một thực tế, các doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền, lại rất khó tiếp cận với dòng vốn ưu đãi”, ông Thiên nói.

Ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh: Trong bối cảnh cả nước khó khăn, Chính phủ nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi dễ dàng hơn, song vẫn phải có một số nguyên tắc kiểm soát nhất định, tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Nếu đồng ý với giải pháp lập quỹ tiền tệ, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, Chính phủ bắt buộc phải có Hội đồng tư vấn an toàn sử dụng quỹ. Hội đồng này có nhiệm vụ giám sát điều kiện cho vay, tránh tối đa trường hợp vay vốn khi không đủ điều kiện”, PGS.TS Trần Đình Thiên đề xuất.

Ngoài khuyến nghị về dòng tiền, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng:  Việt Nam muốn nhanh chóng phục hồi kinh tế, trước mắt phải phân loại các nhóm cụ thể.

PGS.TS Trần Đình Thiên nói: Các nhóm này có thể dựa vào ngành nghề, dựa vào địa phương, hoặc dựa vào khả năng phục hồi kinh tế sớm hay muộn. Tuy nhiên, ông Thiên đề xuất phân loại các nhóm dựa vào ngành nghề là lựa chọn hiệu quả nhất.

Các nhóm ngành nghề khác nhau, sẽ có những khó khăn khác nhau hoặc có những vướng mắc mang tính đặc thù ngành nghề. Do đó, khi phân loại được thành các nhóm ngành nghề, Chính phủ có thể dựa vào những khó khăn đó để đưa ra những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể hơn, có thể giúp doanh nghiệp hấp thụ dễ dàng hơn”, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết.

Việt Vũ

trong 3 nam kinh te viet nam se phai hoi sinh hinh 2
Bình Luận

Tin khác

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô